VFTS 352 là một hệ sao kép nằm ở tinh vân Tarantula, cách Trái Đất khoảng 180.000 năm ánh sáng. Nó là một trong các vùng bùng nổ tạo sao mãnh liệt nhất trong cụm thiên hà nhóm Địa Phương, và là vùng lớn nhất trong nhóm Địa Phương. Điểm đặc biệt trong hệ thống này chính là cách các ngôi sao chạm vào nhau, chia sẻ với nhau 30% vật chất của chúng và tạo ra một nhiệt lượng cực lớn.
Theo các nhà nghiên cứu, 2 ngôi sao đi vào quỹ đạo của nhau trong thời gian chưa tới 1 ngày, tiến gần sát nhau và có thể va chạm vào nhau - gọi là "overcontact binary" (tạm dịch: tiếp xúc cặp). Lúc này, tâm của 2 ngôi sao cách nhau chỉ khoảng 12 triệu km - nghe có vẻ là rất lớn nhưng trong thiên văn học thì đây là một khoảng cách rất gần, đặc biệt là đối với 2 ngôi sao lớn.
Cảnh tượng 2 ngôi sao cách chúng ta 160.000 năm ánh sáng lao vào nhau - "một nụ hôn vĩnh biệt" đầy thảm họa dẫn tới cái chết cho cả 2.
Tổng khối lượng của VFTS 352 lớn gấp 52 lần Mặt Trời của chúng ta và đồng thời, nhiệt độ bề mặt của chúng cũng lớn hơn rất nhiều: lên tới 40.000 độ C (trong khi nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời chỉ khoảng 5.500 độ C). Đồng tác giả của nghiên cứu và bức ảnh chụp nói trên, nhà thiên văn học Leonardo A. Almeida tại Đại học Sao Paulo, Brazil cho biết: "VFTS 352 là trường hợp tốt nhất từng được tìm thấy về 1 cặp sao nóng, khổng lồ đang hòa trộn với nhau. Đây thật sự là một bức ảnh hấp dẫn và quan trọng".
Thật ra thì khoảng cách giữa các ngôi sao kiểu này là cực kỳ hiếm và rất khó tìm đối với các nhà khoa học. Nguyên nhân là do khoảng thời gian 2 ngôi sao gần gũi nhau một cách dữ dội như vậy không kéo dài lâu. Trong trường hợp lần này, các nhà khoa học cho rằng vận mệnh của VFTS 352 có thể kết thúc theo 2 cách.
Ảnh chụp từ clip.
"Nếu nó cứ tiếp tục xoay nhanh như vậy thì có thể sẽ tạo nên một trong những vụ nổ siêu tân tinh và kết thúc dòng đời. Khi đó, 1 ngôi sao sẽ chuyển động theo quỹ đạo của sao còn lại, giữ cho 2 ngôi sao ở cùng nhau, cuối cùng là sụp đổ vào trong nhau, tạo thành 1 ngôi sao khổng lồ quay cực nhanh để rồi tự sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó. Hoặc lúc bấy giờ cũng xuất hiện một hiện tượng thú vị: tạo ra một cặp lỗ đen".
"Trường hợp còn lại, nếu sau va chạm và 2 ngôi sao vẫn còn giữ lại được 1 phần thân thể nhất định, hệ VFTS 352 sẽ tránh được sự gộp lại với nhau. Có thể điều này sẽ dẫn tới một con đường tiến hóa sao mới, hoàn toàn khác với sự tiến hóa sao mà người ta nghĩ từ trước đến nay. Tuy nhiên trong trường hợp của VFTS 352 thì phương án đầu sẽ diễn ra".
Video render hệ sao kép VFTS 352.