Hóa thạch con lười khổng lồ tiết lộ hoàn cảnh sống trước khi tuyệt chủng

  •  
  • 1.454

Theo một nghiên cứu mới, hóa thạch của một con lười đất khổng lồ 27.000 năm tuổi đã mang tới cho các nhà khoa học hiểu biết về điều kiện sống của quái thú cao gần 4m này trước khi nó chết.

Các nhà khoa học đến từ Đại học Illinois, thành phố Urbana, quận Champaign đã có thể dò trở lại những hoạt động cuối cùng của một con lười khổng lồ đã chết trong một cái hố sụt sâu ở Cara Blance, Belize, bao gồm đồ ăn nó đã ăn và điều kiện sống của nó dựa trên phân tích về các mảnh răng.

Nghiên cứu của họ, đăng trên Science Advances hôm thứ Tư vừa qua, cũng giúp hỗ trợ việc phân tích các hóa thạch trong tương lai.

Con lười này đã sống ở thảo nguyên, không phải trong rừng và sống qua nhiều mùa khô kéo dài.
Con lười này đã sống ở thảo nguyên, không phải trong rừng và sống qua nhiều mùa khô kéo dài.

Học viên cao học Đại học Illinoi, Jean T. Larmon, người đã giúp hướng dẫn nghiên cứu, cho hay: “Chúng tôi đã bắt đầu nghiên cứu với hi vọng sẽ hiểu rõ hơn về tình hình khu vực nơi loài động vật có vú lớn này đã tuyệt chủng và loài người đã xuất hiện ở trung tâm Belize. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã tìm thấy phần răng đã bảo trì được nguyên vẹn tốt nhất để nghiên cứu. Và chúng tôi đã cải tiến các phương pháp để nghiên cứu các mẫu vật tương tự trong tương lai”.

Larmon và các đồng nghiệp Lisa Lucero và Stanly Ambrose, cả hai đều là các giáo sư về nhân loại học tại Đại học Illinois, đã tìm được một loại mô đặc biệt trên mảnh răng và đưa các mẫu vật vào phân tích đồng vị để chúng diễn tiến theo “những thay đổi theo tháng và theo mùa trong chế độ ăn của con lười và khí hậu lần đầu tiên”, Ambrose cho hay.

Họ phát hiện ra con lười này đã sống ở thảo nguyên, không phải trong rừng, và sống qua nhiều mùa khô kéo dài. Họ cũng phát hiện ra con lười đã ăn rất nhiều loại thực vật thay đổi dựa vào việc đó là mùa mưa hay mùa khô.

Larmon cho biết: “Chúng tôi đã có thể thấy rằng sinh vật xã hội, khổng lồ này có thể thích ứng khá dễ dàng với khí hậu khô, chuyển đổi sinh kế sang phụ thuộc vào thứ gì có sẵn hơn hoặc ngon hơn”.

Nghiên cứu của họ cũng nói về thứ có khả năng dẫn tới sự tuyệt chủng của lười khổng lồ.

Lucero cho biết: “Một trong những yếu tố tiềm tàng là sự xuất hiện của con người ở nơi đây vào khoảng 12.000 – 13.000 năm trước”.

Hóa thạch này – gồm mảnh răng cũng như xương cánh tay và xương đùi của con lười – được tìm thấy năm 2014 khi các thợ lặn đang lục soát hồ nước tìm các đồ tạo tác Maya cổ.

Cập nhật: 06/03/2019 Theo Dân Trí
  • 1.454