Khách sạn độc nhất hành tinh: Khách nằm ngủ ở Thụy Sĩ nhưng lại phải sang Pháp đi vệ sinh

  •  
  • 2.540

Do nằm ngay trên đường biên giới của Thụy Sĩ và Pháp, Arbez Franco-Suisse dù chỉ là khách sạn 2 sao giản dị nhưng vẫn được đánh giá là một trong những khách sạn độc đáo nhất hành tinh.

Arbez Franco-Suisse là khách sạn 2 sao, 3 tầng nằm ở thị trấn nhỏ La Cure, cách Geneva, Thụy Sĩ hơn 8km về phía bắc. Đây là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng dành cho dân trượt tuyết với lối kiến trúc châu Âu cổ xưa được giữ lại nguyên vẹn mang đến cảm giác vô cùng ấm cúng.

Thế nhưng, điều đặc biệt và độc đáo nhất ở Arbez Franco-Suisse chính là vị trí địa lý. Nó là khách sạn duy nhất trên thế giới tọa lạc ngay trên biên giới giữa Thụy Sĩ và Pháp. Khắp nơi trong khách sạn từ phòng ăn, nhà bếp, cửa hàng bán đồ lưu niệm, hành lang, phòng ngủ, cầu thang… đều được chia làm đôi, mỗi bên thuộc về phần lãnh thổ của 1 nước.

Arbez Franco-Suisse được đánh giá là khách sạn độc đáo và độc nhất hành tinh.
Tọa lạc ngay trên đường biên giới của Thụy Sĩ và Pháp, Arbez Franco-Suisse được đánh giá là khách sạn độc đáo và độc nhất hành tinh.

Ảnh chụp từ trên cao cho thấy đường biên giới chạy xuyên qua khách sạn Arbez Franco-Suisse.
Ảnh chụp từ trên cao cho thấy đường biên giới chạy xuyên qua khách sạn Arbez Franco-Suisse.

Bên trong Arbez Franco-Suisse, có 2 căn phòng đặc biệt nhất. Khi khách ngủ trên những chiếc giường ở nơi này, phần đầu thuộc lãnh thổ nước Pháp nhưng phần chân lại đang nằm trên đất Thụy Sĩ. Ở một căn phòng khác, chiếc giường ở Thụy Sĩ nhưng nếu muốn "giải quyết nỗi buồn", bạn phải vượt đường biên giới, chạy sang đất Pháp mới đến được toilet.

Tất cả mọi nơi trong khách sạn đều được trang trí song song 2 biểu tượng của Pháp và Thụy Sĩ.
Tất cả mọi nơi trong khách sạn đều được trang trí song song 2 biểu tượng của Pháp và Thụy Sĩ.

Lịch sử của khách sạn đặc sắc nhất thế giới này bắt đầu từ năm 1862, chính phủ Pháp và Thụy Sĩ quyết định thay đổi đường biên giới ở thung lũng Dappes. Với tầm nhìn xa trông rộng, doanh nhân Monsieur Ponthus khi đó đã quyết định xây dựng nên một tòa nhà trên phần đất của gia đình với mục đích kinh doanh xuyên biên giới.

Tháng 2/1863, khi hiệp ước chính thức có hiệu lực, tòa nhà 3 tầng cũng vừa hoàn công, đồng nghĩa với việc nó không chịu bất kỳ ảnh hưởng gì đến từ thay đổi đường biên giới mới. Ông Ponthus sau đó mở 1 quán bar ở Pháp và 1 cửa hàng quà lưu niệm ở Thụy Sĩ ngay trong tòa nhà. Đến năm 1921, doanh nhân Jules – Jean Arbeze mua lại tòa nhà này, biến nơi đây thành khách sạn đa quốc gia độc đáo và đặt lại tên chính thức cho nó là Arbez Franco-Suisse.

Jean Arbeze mua lại tòa nhà này, biến nơi đây thành khách sạn đa quốc gia độc đáo.
Jean Arbeze mua lại tòa nhà này, biến nơi đây thành khách sạn đa quốc gia độc đáo.

Cũng chính do vị trí đặc biệt này của Arbez Franco-Suisse mà rất nhiều giai thoại xảy ra ở đây, nhất là trong thời kỳ Chiến tranh thế giới II. Khi đó, Pháp bị Đức chiếm đóng nhưng Thụy Sĩ lại ở thế trung lập. Đức có thể “tự tung tự tác” trên lãnh thổ nước Pháp nhưng không được phép làm điều tương tự trên phần đất thuộc về Thụy Sĩ. Vì vậy, khi đến với Arbez Franco-Suisse, quân Đức chỉ có thể tiếp cận những căn phòng nằm trên đất Pháp. Người tị nạn lợi dụng sơ hở này đã trốn trên tầng 2 của khách sạn. Cầu thang cũng bị đường biên giới chia làm 2 với phần đầu thuộc về Thụy Sĩ nên dù có muốn lên kiểm tra, quân Đức cũng không thể.

Cầu thang cũng bị đường biên giới chia làm hai.
Cầu thang cũng bị đường biên giới chia làm hai.

Năm 1962, khách sạn Arbez Franco-Suisse được chọn là địa điểm ký kết thỏa thuận hòa bình Evian trao trả độc lập cho Algeria.

Cập nhật: 06/07/2018 Theo helino
  • 2.540