Một nhóm nhà khoa học quốc tế bao gồm trường Université Laval biologist Connie Lovejoy vừa phát hiện một dạng sự sống mới ở Nam Đại Dương. Các phát hiện của nhóm nghiên cứu được công bố trong tạp chí Science số ra ngày 12 tháng 1.
Các nhà khoa học vừa phát hiện một nhóm sinh vật cực nhỏ mới được họ đặt tên là "picobiliphytes": đặt là “pico” bởi vì chúng có kích thước siêu nhỏ, khoảng một phần triệu của met, đặt là “bili” bởi vì chúng chứa protein bili, chất huỳnh quang có mức độ phát sáng lớn có thể biến đổi ánh sáng thành sinh khối (biomass), và phyte có nghĩa là chúng là thực vật.
Khám phá này đạt được từ việc phân tích kỹ lưỡng các chuỗi DNA của quần thể rộng lớn các vi sinh vật sống trong đại dương. “Có một nhóm trong các chuỗi DNA không thẳng hàng với bất cứ các nhóm nào được biết,” Tiến sĩ Lovejoy giải thích. “Thực tế, sự khác nhau của nhóm này so với các sinh vật được biết là rất lớn, giống như sự khác nhau giữa thực vật ở đất và động vật vậy,” ông nói thêm.
Vùng Nam Đại Dương (Ảnh: reliefshading)
Từ năm ngoái, nhóm nghiên cứu đã “lùng sục” các cơ sở dữ liệu để xác minh các kết quả của họ và áp dụng các kỹ thuật mới vào những vật mẫu của mình. Hiện giờ, họ có thể khẳng định rằng, những dạng sự sống mới này được phân bố rất nhiều ở các biển phía bắc. Chúng đã được đem đi cấy nhưng ta có thể nhìn thấy chúng bằng cách sử dụng kỹ thuật soi kính hiển vi tiên tiến.
“Đây là một khám phá rất thú vị,” tiến sĩ Lovejoy nhận xét. “Đại dương bao phủ 70% trái đất và chúng ta giờ đây chỉ đến để đánh giá sự đa dạng sinh học phức tạp và giàu có của nó.”
Thanh Vân