Khám phá tâm lý về nỗi sợ rắn và nhện

  •  
  • 1.116

Các nhà khoa học thuộc Đại học Queensland đã tìm ra chứng cứ mới có thể giúp họ khám phá tận cùng những nỗi sợ hãi thường thấy nhất của chúng ta và nguyên nhân của chúng.

Hàng trăm nghìn người coi rắn và nhện là một trong những nỗi sợ hãi của mình, và trong khi các nhà khoa học trước đây đã cho rằng chúng ta có khuynh hướng di truyền là sợ những động vật kỳ lạ, các nhà khoa học tại trường tâm lý học của UQ có vẻ như lại chứng minh điều ngược lại

Theo tiến sĩ Helena Purkis, kết quả cuộc nghiên cứu của UQ có thể cung cấp một hiểu biết chưa từng có về việc tại sao chúng ta lại sợ những loài vật rùng rợn này. Tiến sĩ Purkis cho biết: “Cuộc nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng chúng ta phản ứng đối với rắn và nhện khác so với tác nhân kích thích khác, ví dụ như hoa hay nấm, ngay cả với những loài vật nguy hiểm khác, hoặc ôtô, súng, những vật thậm chí còn nguy hiểm hơn nhiều”.

“Trong quá khứ, điều này đã được giải thích rằng con người có xu hướng về di truyền là sợ một số thứ nhất định, ví dụ như rắn hay nhện, những loài vật này có thể gây nguy hiểm đối với tổ tiên của chúng ta. Tuy nhiên, con người hay nhận được những thông tin tiêu cực về rắn và nhện, chúng tôi cho rằng điều này càng khiến chúng gắn liền với những nỗi sợ hãi”

Hàng trăm nghìn người coi rắn và nhện là một trong những nỗi sợ hãi của mình, và trong khi các nhà khoa học trước đây đã cho rằng chúng ta có khuynh hướng di truyền là sợ những động vật kỳ lạ, các nhà khoa học tại trường tâm lý học của UQ có vẻ như lại chứng minh điều ngược lại (Ảnh: iStockphoto/Holger Gogolin)

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã so sánh những phản ứng đối với tác nhân kích thích giữa người tham gia chưa hề có kinh nghiệm với rắn và nhện và những chuyên gia về rắn và nhện. “Những nghiên cứu trước đây cho rằng rắn và nhện thu hút nhiều sự chú ý (chúng thu hút sự chú ý rất nhanh) và điều này tạo ra phản ứng tiêu cực (sợ hãi)…như một tiềm thức ẩn và đã có tiền lệ,”
tiến sĩ Purkis cho biết. “Chúng tôi đã chỉ ra rằng mặc dù mọi người đều tiếp cận một cách cẩn thận đối với rắn và nhện vì chúng nguy hiểm, chỉ những người thiếu kinh nghiệm biểu hiện những phản ứng tiêu cực”

Đây là nghiên cứu đầu tiên xây dựng sự khác biệt rõ ràng giữa sự chú ý ưu đãi và phản ứng xúc cảm thường trực: bạn có thể tiếp cận một cách cẩn thận một cái gì đó mà không có phản ứng xúc cảm tiêu cực. Tiến sĩ Purkis cho biết khám phá này có thể làm tăng đáng kể hiểu biết về quá trình cảm xúc và nhận thức cơ bản liên quan đến việc hình thành và duy trì sự sợ hãi.

“Nếu chúng ta hiểu được mối quan hệ giữa sự ưu tiên chú ý và cảm xúc, nó sẽ giúp chúng ta hiểu được làm thế nào một tác nhân kích thích đi từ việc được nhận biết là có khả năng nguy hiểm đến tạo ra phản ứng xúc cảm rồi đến việc gắn liền nó với sự sợ hãi”.

“Điều này có thể cho chúng ta thông tin về cách con người đối phó với rắn và nhện để giảm đến tối thiểu phản ứng xúc cảm tiêu cực”. Các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch tiếp tục cuộc nghiên cứu, lần này sẽ kiểm tra lý thuyết rằng thích thú và sợ hãi có cùng một cơ chế chú ý cơ bản

“Chúng tôi quan tâm đến việc thí nghiệm tác nhân kích thích ở động vật cho những người yêu động vật biết liệu những kích thích đó, ví dụ như kiểm tra trên một con chó cho người gây giống, có liên quan đến sự chú ý ưu đãi hay không. (giống cách rắn và nhện tác động lên những người sợ hãi chúng). Tôi cũng quan tâm đến sự khác biệt mà chúng ta đã thấy trong những nghiên cứu trước của chúng tôi giữa sự chú ý cảnh giác, và phản ứng xúc cảm hình thành sau quá trình ban đầu”

Cuộc nghiên cứu kêu gọi những người tự nguyện có sở hữu hoặc làm việc với chó, mèo, bò, ngựa, rắn và nhện và cả những thành viên chung trong cộng đồng để lập thành nhóm kiểm soát. “Tôi cũng cần những người dị ứng với chó hay mèo, những người sợ rắn và nhện, cả những người không sợ chúng nhưng không hề làm việc với chúng,” tiến sĩ Purkis cho biết. “Thêm vào đó, chúng tôi rất muốn liên lạc với những người sẵn sàng cho vật nuôi của họ (chó, mèo, ngựa, bò, rắn, nhện) chụp ảnh để sử dụng như tác nhân kích thích trong thí nghiệm”.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
  • 1.116