Hôm 13/9, bảo tàng thiên nhiên Việt Nam vừa tiếp nhận hai con cá mặt trăng nặng 400kg và 100kg do hai ngư dân Nghệ An bắt được.
>>> Bắt được cá Mặt trăng “khủng” nặng hơn 1,2 tạ
Ngày 11/9, khi đánh cá ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, hai ngư dân ở xã Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An là ông Vũ Xuân Trọng phát hiện một con mặt trăng nặng 400kg và ông Nguyễn Tiến Thành bắt được con cá khoảng 100kg.
Con cá mặt trăng nặng 400kg, đây là con lớn
nhất từng mắc lưới ngư dân. (Ảnh: Bùi Cương)
Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - tiến sĩ Trần Văn Lực hôm 14/9 xác nhận đơn vị này đã nhận hai con cá mặt trăng trên để chế tác thành mẫu phục vụ cho nghiên cứu và trưng bày.
"Con cá lớn dài khoảng 2,5m, khoảng cách giữa hai mép vây là 2,6m. Con cá nhỏ dài 1,5m. Hiện nhân viên bảo tàng đã lột xong da của con cá mặt trăng lớn", ông Lực nói.
Chỉ chưa đầy một tháng, ngư dân Nghệ An đã bắt được ba con cá mặt trăng. Trước đó, cuối tháng 8, ông Bùi Văn Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu sở hữu con cá mặt trăng 120kg, dài hơn 1,5m. Người này tình nguyện tặng cho bảo tàng.
Cá mặt trăng có tên khoa học là Mola mola, thuộc bộ cá nóc (Tetraodontiformes). Đây là loài cá nằm trong Sách đỏ Việt Nam, xếp vào loài nguy cấp, cần bảo vệ. Chúng phân bố chủ yếu ở Vịnh Bắc bộ và vùng biển miền Trung. Số lượng của loài chỉ còn dưới 250 con.
Đây là một loài cá có kích thước lớn, chiều dài thân có thể đạt tới 3m, đặc biệt chúng rất ít khi vào vùng gần bờ. Chúng có màu sắc sặc sỡ, sống ngoài đại dương, thường lặn xuống dưới vùng nước sâu, nơi nhiệt độ rất thấp.