Bạn có thể đã biết hoặc chưa, nhưng sự thật thì vẫn ở đấy. Bạn có thể ngộ nhận hoặc minh bạch, nhưng câu chuyện vẫn sẽ tiếp diễn như nó vẫn thế.
Thật không thể ngờ. Bao năm đã trôi qua, bao thế hệ đã trưởng thành chúng ta vẫn mang một niềm tin kiên định rằng vị trí cao nhất hẳn là ở trên đỉnh Everest. Cớ sao lại có chuyện kỳ lạ này? Xin thưa với bạn đọc của rằng: Không có chuyện nhầm lẫn nào ở đây hết, chỉ là do cách tính độ cao của núi có sự khác biệt, nên mới có thông tin này để giải thích rõ ràng hơn cho độc giả. Nếu tính độ cao của núi từ mặt nước biển tới đỉnh núi thì Everest chỉnh là đỉnh cao nhất 29.029 feet (khoảng 8848 mét). Tuy nhiên, nếu theo cách tính độ cao của núi từ chân núi tới đỉnh núi thì ngọn Mauna Kea (Hawaii) mới là cao nhất. Nếu tính độ cao của núi từ mặt nước biển tới đỉnh núi thì đỉnh Mauna Kea chỉ cao 13.799 feet (4206 mét). Thế nhưng, nếu tính cả phần ngọn núi này bị chìm dưới lòng đại dương bao la kia thì quả thật là một con số “khủng”, đó là 33.465 feet (10.200 mét). Dù sao đi nữa thì ngọn Everest vẫn đang tiếp tục cao lên, khoảng 1/4 inch mỗi năm. Và còn sự thật thì vẫn là sự thật.
Hẳn khi còn bé nhiều người lớn đã dặn bạn rằng, phải giữ ấm cổ, mặt và đầu để tránh cảm lạnh. Câu chuyện về chiếc mũ len có lẽ cũng ra đời từ đó. Theo giải thích của nhiều người, có rất nhiều mạch máu trên da đầu, cơ thể giảm thân nhiệt ở đầu chính là nhiều nhất. Thân nhiệt trung tâm là nhiệt độ ở phần sâu trong cơ thể, chính xác nhất là đo tại vùng mạch máu và mô quanh trung tâm điều hòa nhiệt ở não. Tuy nhiên, đấy là nhiệt độ trung tâm của cơ thể. Còn việc cơ thể bị mất nhiệt thì phần da đầu cũng bị mất nhiệt tương tự như ở các bộ phận khác trên cơ thể. Ra ngòai trời lạnh, bạn cảm thấy đầu mình lạnh hơn các phần khác thì đó là do, đầu của bạn không được trang bị các phụ kiện giữ ấm như quần áo hay găng tay, tất chân.
Niềm tự hào của những người Trung Quốc bao đời nay - Vạn lý trường thành vẫn ở đấy. Chỉ có một điều là từ không gian nhìn xuống, Vạn lý trường thành cũng chỉ trông như một con giun đất. Với điều kiện ánh sáng không khí hoàn hảo thì bức tường dài hơn 8000km kia vẫn bị đứt đoạn và khá mờ ảo khi nhìn từ kính thiên văn, bức tường này dù sao cũng làm từ đá của địa phương nên nếu để bức tường nhìn thấy từ không gian, người ta có thể sơn màu hồng cho nó. Bức tường dài thật là dài lại được sơn hồng đen lẫn lộn, có lẽ sẽ lộ dưới ống kính rõ ràng hơn. Phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc bay vào không gian năm 2003 cũng thừa nhận rằng không nhìn thấy rõ Vạn lý trường thành. Theo ông, do tầng khí thải ô nhiễm nên Vạn lý trường thành mới mờ ảo như vậy. Bạn bè thế giới cũng nên có cái nhìn cởi mở về vấn đề này. Trước đây, Trung Quốc khá sạch nên thấy Vạn lý trường thành còn giờ có lẽ là Trung Quốc đang chìm trong lớp khí thải.
Một sáng thức dậy bước ra khỏi hiên nhà, bạn thấy có một con chim non đang nằm dưới mặt đất. Từ xa, hàm chó đang rình sẵn, thế là bạn quyết định mang con chim non vào trong nhà, quyết tâm chăm sóc tới khi nó có thể bay. Trong lòng lại tự oán trách, chim mẹ giờ ở đâu, sao nỡ bỏ con? Lòng tốt thì luôn được coi trọng. Tuy nhiên, ở đây có một vài ngoại lệ trong câu chuyện. Chim non sẽ không ra khỏi tổ khi nó chưa có đủ khả năng bay. Rất có thể, chú chim nhỏ đang tập bay và chuyện nó bị thương cũng không phải là khó xảy ra. Chim mẹ không ở ngay gần chim non, nhưng có thể từ xa, chim mẹ đang theo dõi chim non tập bay. Chỉ là không ngờ có sự tấn công của chó và cả sự tốt bụng của bạn. Khứu giác của chim khá kém, nếu bạn mang đi xa thì có thể chim mẹ sẽ khó thấy hơi con. Do vậy, hãy mang chú chim non ra xa con chó kia, chim mẹ có thể bay đến chỗ chim non. Chỉ sau một khoảng thời gian mà không thấy chim mẹ bay tới, thì bạn hãy mang chim non về chăm sóc.
Rất có thể trong tương lai, những sự thật này sẽ không còn là sự thật. Câu chuyện của thời gian là không có điểm dừng. Chỉ có con người là vẫn mải mê đắm chìm trong những trường kỳ miên man.