Linh cẩu con kế thừa vị trí xã hội của mẹ

  •  
  • 1.790

Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu vườn thú và động vật hoang dã Leibniz (IZW) tại Bec-lin, Đức và Đại học Sheffield, Anh Quốc đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi bằng cách nào mà vị trí xã hội được kế vị trong quần thể của một trong những loài động vật có vú có quan hệ xã hội phức tạp nhất – loài linh cẩu đốm.

Trong một nghiên cứu đăng tải trực tuyến trên tờ Behavioral Ecology, các nhà khoa học dựa vào các quan sát trong suốt 20 năm gần đây về các trường hợp nuôi dưỡng hiếm có ở loài linh cẩu tại Serengeti và Ngorongoro tại Tanzania kết hợp với các kỹ thuật phân tử tiên tiến nhất để nhận diện linh cẩu mẹ di truyền, từ đó cho thấy kinh cẩu mẹ truyền lại địa vị xã hội của chúng bằng cách hỗ trợ con non trong các tương tác xã hội với các thành viên khác trong nhóm.

Trong xã hội con người và xã hội của nhiều loài động vật khác, địa vị mang tính chất quyết định. Nó quy định con đường tiếp cận đối với các nguồn lợi, sự thành công trong tồn tại và sinh sản. Giáo sư Heribert Hofer thuộc IZW cho biết: “Trong các xã hội phát triển cao của động vật có vú, ví dụ như linh cẩu đốm, địa vị xã hội thậm chí còn quan trọng hơn là yếu tố môi trường, kẻ thù hay mầm bệnh, quyết định sự thành công tồn tại hoặc sinh sản”. Kết quả là linh cẩu bố mẹ cố gắng để truyền lại địa vị xã hội của cho của chúng. Hiện tượng kế vị này có thể quan sát được ở rất nhiều loài động vật có vú, trong đó có nhiều loài linh trưởng và loài linh cẩu đốm.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng linh cẩu mẹ truyền lại địa vị xã hội cho con bằng cách hỗ trợ cho con của chúng trong các mối tương tác xã hội với các thành viên khác trong nhóm. (Ảnh: iStockphoto)

Tiến sĩ Marion East thuộc IZW phát biểu: “Ở linh cẩu đốm, linh cẩu mẹ thay thế nuôi con non ngay sau khi nó được sinh ra. Linh cẩu con được “nhận nuôi” sẽ có ngay một bậc nhất định khi nó trưởng thành tương đương hoặc ngay dưới vị trí của “mẹ nuôi”. Ngược lại, vị trí của “con nuôi” không hề liên quan đến vị trí của mẹ di truyền. Điều này phù hợp với quan điểm rằng sự hỗ trợ trong hành vi của người mẹ sẽ quyết định đến vị trí thừa hưởng”.

Kết quả của nghiên cứu mâu thuẫn với hai giả thuyết trước đó. Hai giả thuyết này giải thích sự thừa hưởng địa vị ở các loài động vật có vú sống theo xã hội như sau: (i) con mẹ có thể truyền lại gen khiến con cháu của nó cũng có tính cạnh tranh giống nó; (ii) địa vị của con mẹ có thể quyết định nồng độ hoocmon con đực mà bào thai tiếp xúc với, điều này khiến con non mang tính cạnh tranh giống con mẹ. Tiến sĩ Oliver Höner nói: “Các giả thuyết này dự đoán rằng có tồn tại mối quan hệ giữa địa vị của con nuôi và địa vị của mẹ di truyền, nhưng chúng tôi lại không hề phát hiện ra bằng chứng nào cho mối quan hệ đó”.

Nghiên cứu cho thấy ở linh cẩu đốm, con non học trong giai đoạn đang lớn khi mà mẹ của chúng giúp chúng giành thằng lợi trong các cuộc cạnh tranh trước các thành viên ở cấp dưới của mẹ chúng. Khi chúng trưởng thành, chúng bảo vệ vị trí này và được lợi từ tác động của nó bởi ưu thế xã hội mang lại các lợi ích trong xã hội linh cẩu. Chúng sẽ có những lợi ích gắn liền với địa vị của chúng.

Tham khảo:
East et al. Maternal effects on offspring social status in spotted hyenas. Behavioral Ecology, 2009; DOI: 10.1093/beheco/arp020

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 1.790