Khí dung là gì? Tác dụng của khí dung

  •  
  • 7.073

Theo một số chuyên gia y tế tại Việt Nam, tại nước ta, khí dung được hiểu là một phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp, trong đó sử dụng máy xông khí, xông thuốc dưới dạng sương mù vào mũi, họng, khí quản, phế quản của bệnh nhân.

Rất nhiều người không hiểu chữ "khí dung" có nghĩa là gì, là không khí, là một phương pháp hay một động từ, nên có chuyện một số trang tin còn viết theo kiểu "khí dung là một loại máy xông thuốc".

Trong tiếng Anh, chữ "khí dung" tương ứng là "nebulization", còn máy khí dung (dụng cụ thực hiện quá trình khí dung) được gọi là "nebulizer". Động từ của nó là "nebulize", chỉ việc chuyển chất lỏng thành chất bơm. Phương pháp điều trị bằng khí dung (nebulization) được xếp vào một dạng phương pháp điều trị bằng khí bơm, có cụm tiếng Anh phổ biến là "aerosol therapy".

Khí dung được hiểu là một phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp.
Khí dung được hiểu là một phương pháp điều trị tại chỗ các bệnh lý đường hô hấp.

Khí dung là phương pháp sử dụng máy khuếch tán thuốc theo dạng sương mù, tác động vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp trên hoặc dưới. Đây là phương pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm mũi họng, viêm khí – phế quản, viêm mũi xoang,... Khi xông hơi, thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển trên niêm mạc đường hô hấp. Nhờ đó, thuốc sẽ tác động trực tiếp lên những vị trí bị viêm nhiễm.

Hiện có 2 loại máy khí dung:

  • Máy khí dung tai mũi họng: hạt khí dung to, đọng lại được ở niêm mạc đường hô hấp trên;
  • Máy khí dung cho hệ thống hô hấp dưới: có thể phát ra các hạt thuốc dưới dạng nhỏ hơn để chúng rơi xuống đường hô hấp dưới.

Khả năng hấp thu thuốc khí dung vào máy đạt khoảng 2%. Thời gian tác động của thuốc khí dung khá ngắn, khoảng 3 – 4 tiếng. Vì vậy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng khí dung cho trẻ 2 – 3 lần/ngày. Tùy theo bệnh đường hô hấp trên hay dưới, tùy loại bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc pha để thực hiện phương pháp khí dung cho phù hợp.

Máy khí dung hô hấp được sử dụng khá phổ biến trong nhi khoa. Các chỉ định sử dụng máy bao gồm: Trẻ có cơn hen cấp tính, suy hô hấp, thở rít thanh quản, cần làm loãng đờm trước khi thực hiện điều trị, trẻ không có khả năng sử dụng bình xịt định liều, các loại thuốc cần dùng chưa có bình xịt định liều, cần dùng kháng sinh dạng hít liều cao để kiểm soát hoặc điều trị tình trạng nhiễm trùng kéo dài.

Tác dụng của khí dung

Khí dung có thể đưa thuốc trực tiếp đến vị trí cần gây tác dụng, đó là các phế quản và phế nang, nhờ đó, thuốc vào cơ thể nhanh chóng. Điều trị hiệu quả các bệnh như: hen suyễn, viêm phế quản cấp và mãn tính, rối loạn hô hấp.

Khí dung giúp ddiều trị hiệu quả các bệnh như: hen suyễn, viêm phế quản cấp và mãn tính...
Khí dung giúp ddiều trị hiệu quả các bệnh như: hen suyễn, viêm phế quản cấp và mãn tính...

Không chỉ điều trị bệnh hô hấp hiệu quả, khí dung xông mũi họng hàng ngày với nước muối sinh lý có tác dụng phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp rất tốt.

Nếu tiêm loại thuốc loại thuốc này dài ngày hoặc uống sẽ đem lại rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày, loãng xương, béo phì, rạn da…Dùng corticoid bằng đường khí dung, hít đã được chứng minh là rất an toàn, hoàn toàn không gây tác dụng phụ kể trên.

Ngoài ra, dùng các thuốc giãn phế quản bằng cách sử dụng máy khí dung cũng giảm bớt phần nào những tác dụng phụ thường có khi uống hoặc tiêm như run tay, hồi hộp, nhịp tim đập nhanh.

Quy trình khí dung chuẩn

Cách sử dụng máy khí dung chuẩn như sau:

  • Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch lấy một lượng nước cất hoặc nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định) vào cốc đựng thuốc. Nếu dùng thuốc đã pha sẵn thì không cần pha thêm;
  • Dùng ống tiêm sạch hoặc ống nhỏ giọt lấy một lượng thuốc (theo liều lượng được bác sĩ chỉ định) cho vào cốc đựng thuốc với nước muối hoặc nước cất. Nếu có thuốc pha sẵn thì dùng ống tiêm lấy theo lượng thuốc được bác sĩ chỉ định;
  • Nối mặt nạ hoặc ống thở vào cốc đựng thuốc;
  • Đặt mặt nạ lên mặt, chỉnh dây cột cho vừa khít hoặc đưa ống thở lên;
  • Thở chậm và sâu bằng miệng (hít sâu, ngưng lại khoảng 1 – 2 giây rồi thở ra) cho tới khi hết thuốc trong cốc đựng (trung bình mất khoảng 10 – 20 phút). Trong thời gian này, người bệnh cần tập trung hít thở sâu để thuốc đi vào phổi.

Khí dung là phương pháp điều trị nhiều bệnh lý đường hô hấp khá tốt. Tuy nhiên, 80% những bệnh lý mà trẻ mắc phải là do virus. Vì vậy, bác sĩ khuyên phụ huynh nên cho trẻ dùng các thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm ho nhóm long đờm, chống ngạt mũi,... để cơ thể trẻ có khả năng tự sản sinh kháng thể chống lại bệnh thay vì lạm dụng khí dung. Đặc biệt, tốt nhất mỗi khi trẻ bị bệnh, phụ huynh nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn dùng thuốc phù hợp.

Cập nhật: 10/02/2020 Tổng Hợp
  • 7.073