Khi lo lắng, con người có xu hướng đi lệch về bên trái

  •  
  • 906

Con người khi phải trải qua sự lo lắng và ức chế dễ có xu hướng đi về phía bên trái. Đó là kết luận sau một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tâm lý.

Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi tiến sỹ Mario Weick đến từ Khoa tâm lý học thuộc Trường ĐH. Kent, Mỹ cho thấy, con người khi trải qua một sự lo lắng hoặc ức chế sẽ khiến bán cầu não phải hoạt động mạnh hơn, qua đó tác động điều khiển hướng đi lệch sang quỹ đạo bên trái nhiều hơn.

Theo ScienceDaily, Weick đã thử nghiệm kích hoạt cả hai bán cầu não của con người lần đầu tiên và đánh giá mối liên kết với sự di chuyển của con người khi bị kích thích. Thực tế, một người khỏe mạnh cũng luôn có xu hướng bị phân tâm theo không gian và tỏ ra "thiên vị" một hướng nhất định. Tuy nhiên nguồn gốc của hiện tượng này chưa được các nhà khoa học giải thích cặn kẽ.

Khi lo lắng và ức chế dễ có xu hướng đi về phía bên trái.
Khi lo lắng và ức chế dễ có xu hướng đi về phía bên trái.

Nghiên cứu của Weick tiến hành kiểm tra sự tác động cả về tổng thể lẫn độc lập của hai hệ thống động năng cơ bản - hệ thống phương pháp tiếp cận hành vi và hệ thống ức chế (BAS và BIS).

Thử nghiệm yêu cầu bốn người bị bịt mắt và đi bộ theo một đường thẳng chạy dọc căn phòng tới điểm đích đã được nhìn thấy từ trước.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra những người bị bịt mắt tỏ rõ biểu hiện ức chế hoặc lo âu thường dễ bị đi chệch sang bên trái. Điều này cho thấy bán cầu não phải đã hoạt động khá mạnh và điều khiển trung khu thần kinh vận động dịch chuyển cơ thể sang quỹ đạo bên trái.

Nghiên cứu cũng cho thấy, hai bán cầu não có liên quan đến các hệ thống động lực khác nhau. Khi đó bán cầu não phải sẽ ức chế sự hoạt động của phần thân bên trái và ngược lại.

Hai bán cầu não có liên quan đến các hệ thống động lực khác nhau.
Hai bán cầu não có liên quan đến các hệ thống động lực khác nhau.

Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thiết lập một mối liên kết rõ ràng giữa sự ức chế đối với não phải. Những phát hiện này sẽ giúp ích khá nhiều trong công tác điều trị một số chứng bệnh sao nhãng. Thông thường, đôi lúc con người có thể bị sao nhãng và mất đi nhận thức với không gian xung quanh trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng có một số người xuất hiện triệu chứng kéo dài và trở thành một căn bệnh mãn tính.

Nếu như áp dụng phương pháp này, các bác sỹ hy vọng sẽ cố gắng giảm tối đa sự lo âu cho bệnh nhân. Nghiên cứu trên của tiến sỹ Mario Weick đã được công bố trên tạp chí danh tiếng về tâm lý Cognition mới đây.

Cập nhật: 01/02/2016 Theo vnreview
  • 906