Hôm nay - tức ngày 30/4/2019, Nhật Hoàng Akihito sẽ chính thức thoái vị, sau đó nhường ngôi cho Thái tử Naruhito. Đây là thời khắc lịch sử của Nhật Bản, bởi lẽ Akihito là vị Thiên Hoàng (tước hiệu của Nhật hoàng) đầu tiên đứng ra thoái vị trong vòng 200 năm qua.
Cả 2 buổi lễ thoái vị và lễ Đăng quang đều được thực hiện theo các nghi lễ truyền thống của Thần Đạo (đạo Shinto). Nhưng đáng chú ý nhất sẽ là sự xuất hiện của những bảo vật quốc gia - những thứ được xem là kho báu bí ẩn bậc nhất lịch sử Nhật Bản, vì ngay cả Thiên Hoàng cũng chưa bao giờ nhìn thấy chúng.
Đó là 3 món Tam chủng Thần khí - những bảo vật thiêng liêng của Nhật Bản, sẽ được trao cho tân Nhật hoàng vào ngày 1/5. Nghi lễ này chỉ có 26 người tham gia bao gồm các đại thần và đại biểu Nội các Nhật Bản.
Dù không chính thức là "quốc đạo", nhưng Thần Đạo vẫn là tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong văn hóa Nhật Bản. Các nghi lễ Thần Đạo hiện vẫn được duy trì để kết nối hiện tại với quá khứ, với các linh hồn, và quyết định vận mệnh của con người.
Tam chủng Thần khí là một phần của Thần Đạo.
Tam chủng Thần khí là một phần của Thần Đạo. Truyền thuyết kể rằng đó là những báu vật của thần linh, được truyền qua các đời Thiên Hoàng. Từ xưa, các Thần khí đóng vai trò như biểu tượng quyền lực của Hoàng gia Nhật, ngày nay cũng không có gì thay đổi.
Nhưng cũng bởi quá thiêng liêng, các bảo vật cũng được giấu kín khỏi thế giới, không một ai biết đến.
"Chúng tôi không biết bảo vật được làm ra từ khi nào. Thậm chí còn chưa bao giờ nhìn thấy," - giáo sư Hideya Kawanishi từ ĐH Nagoya chia sẻ.
"Ngay cả các Thiên hoàng cũng chưa từng nhìn thấy."
Trên thực tế thì tại buổi lễ Đăng quang, cũng chỉ có các bản sao bảo vật xuất hiện mà thôi. Báu vật thật sự (dù chưa ai xác nhận được là có thật) sẽ được cất giữ ở những nơi khác, mà chúng ta sẽ biết đến ngay sau đây.
Thực tế thì tại buổi lễ Đăng quang, cũng chỉ có các bản sao bảo vật xuất hiện mà thôi.
Theo các nhà sử học, Bát Chỉ kính có lẽ đã tồn tại được hơn 1000 năm rồi, và hiện được cho là đang cất giữ ở Thần cung Ise thuộc tỉnh Mie.
Theo Shinsuke Takenaka từ Viện nghiên cứu Thần học, chiếc gương có thể xem là bảo vật quý giá nhất trong bộ 3 Thần khí. Đây cũng là bảo vật duy nhất không xuất hiện trong lễ Đăng quang gần nhất vào năm 1989.
Mô phỏng Bát Chỉ kính.
Truyền thuyết Nhật Bản, chiếc gương ẩn chứa sức mạnh thần thánh, có thể soi tỏ sự thật. Trong lễ Đăng quang, báu vật tượng trưng cho sự khôn ngoan của tân Thiên hoàng.
Kojiki - ghi chép biên niên cổ nhất còn sót lại của Nhật Bản - có chỉ ra rằng Bát Chỉ kính là tác phẩm của vị thần rèn Ishikori-dome. Thời kỳ đó, Susanoo - vị thần biển và bão tố - thường bất hòa với chị của mình là Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu (thần Mặt trời). Trong một lần chiến đấu, Amaterasu tức giận rút về một miệng hang và tự nhốt mình trong đó, khiến cả thế gian chìm trong bóng đêm.
Susanoo sau đó đã tổ chức một bữa tiệc dụ Amaterasu ra ngoài, khiến thần tò mò xuất hiện. Khi đó, chiếc gương của Ishikori-dome treo trên cây đã phản chiếu lại hình ảnh của Amaterasu, mang ánh sáng lại cho thế gian, và từ đó được xem là báu vật của thần.
Vị trí hiện tại của gươm Kusanagi hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các ý kiến hiện cho rằng bảo vật được cất giữ tại đền Atsuta của tỉnh Nagoya.
Thanh gươm này mọc ra từ đuôi của con mãng xà 8 đầu Yamata-no-Orochi sau khi bị Susanoo giết chết.
Truyền thuyết kể rằng thanh gươm này mọc ra từ đuôi của con mãng xà 8 đầu Yamata-no-Orochi sau khi bị Susanoo giết chết. Vị thần bão tố đã lừa con rắn uống say, sau đó cắt toàn bộ đuôi của nó và thanh gươm Kusanagi đã xuất hiện.
Một thời gian ngắn sau, Susanoo dùng chính thanh kiếm này để tạ lỗi với Amaterasu, sau này được trao cho các Thiên hoàng loài người.
Tại lễ Đăng quang, thanh gươm tượng trưng cho lòng dũng cảm của hoàng đế. Tuy nhiên, sự tồn tại của thanh gươm vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi, bởi mọi thông tin đều bị bịt kín. Như trường hợp một linh mục thời Edo cho biết từng nhìn thấy thanh gươm này đã bị trục xuất xuất ngay sau đó ít lâu.
Bên cạnh đó, cũng có tin đồn cho rằng thanh gươm đã bị thất lạc trong một trận thủy chiến vào thế kỷ 12, nhưng theo Takenaka, đó chỉ là bản sao thôi.
Khi Thiên hoàng đương thời Akihito lên ngôi vào năm 1989, người ta cho rằng ông đã được trao cho thanh Kusanagi bản gốc, nhưng thanh gươm khi đó được cất trong hộp kín và cũng không hề được mở ra.
Hay nói cách khác, chính Thiên Hoàng cũng chẳng biết hình dạng thực sự của Kusanagi là như thế nào.
Magatama là một loại ngọc dáng cong, xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 1000 TCN. Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc cũng là một magatama, nhưng ẩn chứa sức mạnh của thần trong đó.
'
Magatama là một loại ngọc dáng cong, xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 1000 TCN.
Theo truyền thuyết, nguồn gốc của Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc là một phần của sợi dây chuyền do thần lễ hội và hạnh phúc Ame-no-Uzume trong bữa tiệc của Susanoo, nhằm dụ Amaterasu ra khỏi hang. Qua thời gian sợi dây chuyền chỉ còn một mảnh ngọc, trở thành thần khí của người Nhật.
Các chuyên gia tin rằng Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc được làm từ ngọc bích, và có thể là bảo vật "bản gốc" duy nhất còn sót lại. Tuy nhiên, chưa có thông tin kiểm chứng.
Tại sao người Nhật tin vào bảo vật?
Theo giáo sư Kawanishi, hiện tại vẫn có một bộ phận người Nhật tin rằng các thần khí thực sự có sức mạnh của thần linh. Tuy nhiên, đa số chỉ xem đây là biểu tượng cần thiết của lễ Đăng quang, giống như vương miện của vua phương Tây vậy.
Các thần khí này rất quan trọng. Giáo sư cho biết chúng cho thấy "sự bí ẩn của một vị hoàng đế," và là "biểu tượng về sự trường tồn của triều đình".
3 thanh kiếm huyền thoại "vừa lạ vừa quen" trong lịch sử Nhật Bản