Kinh nghiệm đi làm xét nghiệm HIV bạn cần biết

  •  
  • 1.805

HIV là bệnh do virus gây suy giảm miễn dịch gây ra, người nhiễm bệnh thường phả trải qua 3 giai đoạn. Trong đó, 2 giai đoạn đầu thường không có biểu hiện chỉ đến giai đoạn 3 thấy các biểu hiện bất thường của cơ thể khi đó người bệnh mới đi khám và phát hiện mình nhiễm HIV thì việc điều trị vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, xét nghiệm HIV là cách duy nhất để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho mọi người về kinh nghiệm đi làm xét nghiệm HIV để mọi người không còn lúng túng, lo lắng rằng mình nên bắt đầu từ đâu cho đúng quy trình để việc xét nghiệm hiệu quả nhất.

Xét nghiệm HIV là việc làm cần thiết

Xét nghiệm HIV là việc làm vô cùng cần thiết không chỉ những người có nguy cơ lây nhiễm HIV (quan hệ tình dục với nhiều người, người làm nghệ mại dâm, quan hệ đồng tính, sử dụng chung bơm kim tiềm, bị phơi nhiễm...) mà ngay cả những người bình thường cũng nên đi xét nghiệm HIV để sớm phát hiện ra bệnh.

Xét nghiệm HIV sẽ giúp bạn phòng tránh, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho người khác đặc biệt là vợ/chồng, con cái... Đồng thời xét nghiệm sớm phát hiện ra bệnh sẽ giảm chi phí khám chữa bệnh, thuốc men từ đó giúp đảm bảo sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của bản thân.

Xét nghiệm HIV sẽ giúp bạn phòng tránh, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho người khác.
Xét nghiệm HIV sẽ giúp bạn phòng tránh, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho người khác.

Không nên chủ quan để đến khi phát bệnh, có những triệu chứng rõ ràng mới đi xét nghiệm thì khi đó đã nhiễm trung nặng việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém hơn và có nguy cơ cao lây bệnh sang cho người thân của mình.

Trước khi làm xét nghiệm HIV thì bạn cần lưu ý gì?

Trước khi làm xét nghiệm HIV thì bạn nên:

  • Không nên uống thuốc trước khi đi xét nghiệm: có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 - 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Do sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác. Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói.
  • Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê...) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
  • Không nên dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu đang dùng loại thuốc gì phải thông báo cho điều dưỡng lấy mẫu hoặc tư vấn viên để có lời khuyên cụ thể.
  • Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.

HIV lây truyền qua những đường nào?

Cách xử lý khi bị "người lạ" đâm kim nhiễm HIV

Cập nhật: 16/08/2018 Theo xetnghiemtainha
  • 1.805