Kỳ dị lựu đạn như "keo dính chuột" trong Chiến tranh Thế giới thứ 2

  •  
  • 3.011

Thay vì được thiết kế để ném đi và lăn trên mọi loại địa hình, loại lựu đạn này của người Anh lại được chế tạo để dính chặt vào mục tiêu mà cụ thể hơn là những phương tiện bọc thép.

Lựu đạn cầm tay, lựu chống tăng số 74
Lựu đạn cầm tay, lựu chống tăng số 74
, hay thường được biết tới với cái tên S.T.grenade (Bom dính) là một loại lựu đạn cầm tay của Anh được thiết kế và sản xuất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. (Nguồn ảnh: Wartool).

Đây là một trong những loại lựu đạn chống tăng được phân phối sử dụng bởi Quân đội Anh
Đây là một trong những loại lựu đạn chống tăng được phân phối sử dụng bởi Quân đội Anh và Lực lượng phòng vệ quốc đảo Anh như là một giải pháp riêng biệt để thay thế cho sự thiếu thốn của các loại súng chống tăng sau hậu quả của Cuộc Di tản Dunkirk. (Nguồn ảnh: Wartool).

Quả lựu đạn bao gồm một quả cầu thủy tinh chứa chất nổ làm từ Nitroglycerin
Về cơ bản, quả lựu đạn bao gồm một quả cầu thủy tinh chứa chất nổ làm từ Nitroglycerin và các loại chất phụ gia khác được bao phủ trong một chất kết dính mạnh và sau đó được bao bọc trong một lớp vỏ kim loại. (Nguồn ảnh: Wartool).

Khi người sử dụng kéo chốt trên của tay cầm lựu đạn, vỏ kim loại sẽ rơi ra và để lộ một quả cầu dính.
Khi người sử dụng kéo chốt trên của tay cầm lựu đạn, vỏ kim loại sẽ rơi ra và để lộ một quả cầu dính. Nếu kéo một chốt khác sẽ kích hoạt thêm cơ chế nổ và người sử dụng có thể dùng nó để ném quả lựu vào xe tăng hoặc xe cơ giới của địch. (Nguồn ảnh: Wartool).

Ngay khi người lính buông tay khỏi tay cầm, một đòn bẩy sẽ được kích hoạt một ngòi nổ cầu chì trong vòng 5 giây
Ngay khi người lính buông tay khỏi tay cầm, một đòn bẩy sẽ được kích hoạt một ngòi nổ cầu chì trong vòng 5 giây, sau đó cầu chì sẽ kích nổ Nitroglycerin, khiến quả lựu đạn dính phát nổ. (Nguồn ảnh: Wartool).

Vì tên gọi của loại vũ khí này là bom dính nên nó sẽ dính chặt vào bề mặt của xe tăng
Tất nhiên, vì tên gọi của loại vũ khí này là bom dính nên nó sẽ dính chặt vào bề mặt của xe tăng, thiết giáp ngay khi tiếp xúc thay vì đập vào và nảy ra như các loại lựu đạn thông thường khác. (Nguồn ảnh: Wartool).

Tuy nhiên, quả lựu đạn chống tăng này cũng có một số lỗi thiết kế.
Tuy nhiên, quả lựu đạn chống tăng này cũng có một số lỗi thiết kế. Trong các cuộc thử nghiệm, quả lựu thất bại khi ném vào các xe tăng bám bụi bặm hoặc bùn đất, hơn nữa, nếu người sử dụng không cẩn thận sau khi giải phóng lớp vỏ kim loại, quả lựu có thể dễ dàng dính vào quân phục của anh ta. (Nguồn ảnh: Wartool).

Quả lựu đạn đã được đưa vào sãn xuất đại trà.
Ban đầu, Hội Đồng Quản trị của Bộ Chiến Tranh đã không thông qua việc sử dụng và cấp phát đại trà quả lựu này cho Quân đội Anh, nhưng với sự can thiệp cá nhân của Thủ Tướng Anh Winston Churchill lúc bấy giờ, quả lựu đạn đã được đưa vào sãn xuất đại trà. (Nguồn ảnh: Wartool).

Trong khoảng thời gian từ năm 1940 tới năm 1943, đã có xấp xỉ khoảng 2.5 triệu quả lựu dính được sản xuất
Trong khoảng thời gian từ năm 1940 tới năm 1943, đã có xấp xỉ khoảng 2.5 triệu quả lựu dính được sản xuất, tuy chủ yếu chỉ được cấp phát cho Lực lượng phòng vệ quốc đảo, nhưng cũng được sử dụng bởi các lực lượng của Anh và Đồng minh ở Bắc Phi. (Nguồn ảnh: Wartool).

Cận cảnh một quả lựu đạn dính
Cận cảnh một quả lựu đạn dính, do được thiết kế để chống xe tăng nên nó có kích thước lớn hơn nhiều so với lựu đạn mỏ vịt thông thường. (Nguồn ảnh: Wartool).

Cập nhật: 26/08/2019 Theo kienthuc
  • 3.011