Nhiều người thường cho rằng, ếch, cóc là một loài vật hiền lành nhưng điều này không đúng với loài cóc Nga Mi có tên khoa học là Leptobrachium boringii. Cóc Nga Mi là loài đặc hữu của Trung Quốc, chúng chỉ được tìm thấy ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam và Tứ Xuyên.
>>> Những sát thủ "kịch độc" ẩn mình trong vẻ ngoài vô hại
Môi trường sống yêu thích của chúng là các khu rừng ôn đới hoặc đồng cỏ. Tuy nhiên ngày nay do sự xâm lấn của con người nên chúng phải sống trên đất canh tác hoặc các khu vườn gần sông. Loài cóc Nga Mi này có hàng ria mép sắc nhọn như kiếm mọc khắp môi với chức năng chủ yêu để gây ấn tượng với bạn tình. Cho nên chỉ có con đực mới phát triển hàng ria đặc biệt này.
Vào mùa sinh sản những con đực sẽ mọc thêm từ 14 – 16 gai nhọn ở mép. Lúc này, Leptobrachium boringii sẽ trở nên hung hãn khác thường. Những cái gai lúc này được chúng sử dụng làm vũ khí để cạnh tranh bạn tình nên có chứa chất độc có thể giết chết kẻ thứ 3.
Con đực trưởng thành có chiều dài cơ thể có thể đạt tối đa là 75mm trong khi con cái trưởng thành chỉ có kích thước khoảng 65mm. Chúng có thể kết đôi và giao phối thành từng cặp riêng lẻ hoặc cũng có thể một con đực giao phối cùng lúc với nhiều con cái. Khi không tìm thấy đối phương, con bố còn giao phối với chính con của nó.
Trứng được con cái dùng chất nhầy dính trên các tảng đá và con đực có nhiệm vụ bảo vệ bằng những chiếc ria mép có độc. Hai con đực thường trải qua trận đấu sinh tử để dành bạn tình trong mùa sinh sản.
Hiện nay do môi trường sống tự nhiên bị thu hẹp, chúng phải di chuyển đến những địa điểm gần khu dân cư. Điều này khiến cho chúng gặp nguy hiểm và có nguy cơ tuyệt chủng.