Khi trời tối sầm, có chớp hay gió mạnh đó là dấu hiệu sắp có giông bão, hãy ngừng các hoạt động. Nếu bạn đang ở ngoài, tránh khu vực đất cao, đồi trống, nước chảy hay vũng nước nhỏ, cây cao riêng lẻ và vật dẫn điện như hàng rào kim loại.
Hàng năm có nhiều người chết hoặc bị thương do giông. Nguyên nhân là giông thường xảy ra bất chợt, diễn tiến nhanh, một số trường hợp có cảnh báo nhưng ít người để tâm. Theo ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, tất cả cơn giông bão đều đến rất nhanh nên các nhà khoa học trên thế giới cũng chỉ đưa ra dự báo sớm nhất trước đó từ 30 phút đến 2 tiếng đồng hồ.
Nhiều người gặp nạn trong siêu giông ở Hà Nội. (Ảnh: Nhóm phóng viên).
Vậy phải chuẩn bị như thế nào cho một cơn giông được báo trước trong khoảng thời gian ít ỏi từ 30 phút đến 2 tiếng đồng hồ? Các chuyên gia an toàn của Denvergov có những lời khuyên như sau:
Nếu bạn đang ở ngoài, hãy chú ý đến những dấu hiệu như trời tối sầm, tia chớp hay gió mạnh. Khi đó, hãy ngừng ngay các hoạt động và tìm nơi trú ẩn trong nhà kiên cố hoặc phương tiện chắc chắn như xe hơi và đóng kín cửa. Nếu nghe thấy tiếng sấm, bạn chắc chắn đang ở rất gần khu vực sét đánh. Các nhà khí tượng khuyến cáo, bạn phải ở nơi trú ẩn ít nhất trong vòng 30 phút kể từ khi nghe tiếng sấm.
Tuyệt đối không gọi điện thoại khi đang đứng ngoài trời mưa (kể cả trong nhà) nếu không cần thiết. Chiếc điện thoại của bạn có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sét đánh.
Giông bão có thể kèm theo hiện tượng sét đánh rất nguy hiểm.
Nếu bạn đang ở ngoài và không thể tìm nơi trú ẩn trong nhà, hãy tránh các khu vực đất cao, đồi trống, rãnh nước chảy hay vũng nước nhỏ bởi nó có thể trở thành chiếc hồ lớn nhấn chìm bạn khi có mưa to. Cũng tránh xa những cây cao đứng riêng lẻ và những vật dẫn điện như hàng rào kim loại, xe cộ hay dụng cụ cá nhân có thể dẫn điện. Đừng trốn trong nhà kho hoặc lều dã ngoại bởi đó không phải là những nơi an toàn.
Không nên che dù, vì dù có thể dẫn điện.
Nếu bạn đang đứng với một nhóm người, hãy đứng cách xa nhau khoảng 4,5 đến 5 mét. Cúi gập người, hạn chế tiếp xúc mặt đất, bạn có thể đứng trên một vật cách điện, hai tay ôm sát vào tai để hạn chế thương vong khi có sét đánh.
Khi xảy ra giông bão cần tránh xa các cây to.
Nếu bạn đang lái xe, hãy ở yên trong xe và bật đèn chớp. Tránh chạm vào kim loại hoặc các bề mặt có thể dẫn điện trong và ngoài xe. Không lái xe vào vùng nước lũ, khu vực sông suối, cống rãnh bởi nước dâng cao khoảng 30 cm có thể làm xe nổi lên, chỉ cần dòng chảy cao nửa mét nước đã có thể cuốn xe đi.
Nên mở he hé cửa kính đề phòng bạn ngủ quên trong xe sẽ bị thiếu không khí. Xe phải đậu nơi thoáng tầm nhìn, tránh xa các cột điện, hàng cây cao, hoặc các bức tường vì gió lớn có thể làm đổ các vật này vào xe.
Dừng xe, đỗ xe vào lề đường nếu mưa quá to: Khi trời mưa quá to, không nhìn thấy gì thì tốt nhất bạn hãy dừng, đỗ xe vào lề đường đợi mưa ngớt. Chú ý bật đèn khẩn cấp để tránh tai nạn.
Biện pháp đề phòng chung đầu tiên là lắp đặt các thiết bị chống sét như cột thu lôi, dây thu sét hoặc lưới thu sét để giảm thiểu các tai nạn như hư hỏng thiết bị, cháy nhà, thậm chí là chết người.
Khi có dấu hiệu mưa bão kèm sấm sét, cần kiểm tra lại tất cả các thiết bị điện trong nhà và ngay lập tức rút các nguồn điện chưa cần sử dụng. Máy tính, điện thoại đang sạc, TV, ấm siêu tốc… đều là những thiết bị rất dễ bị hư hỏng nếu bị sét đánh trúng, thậm chí có thể gây cháy nổ.
Các nguồn điện cung cấp cho các thiết bị được lắp đặt ngoài trời như bảng hiệu, biển quảng cáo cũng cần được tắt khi có sấm sét.
Khi mưa dông đến bất chợt và khó lường, cần chủ động và theo dõi để kịp thời xử lý. Do vậy, trước khi ra khỏi nhà, người dùng nên tắt tất cả thiết bị điện để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, mùa mưa bão hiện nay cũng rất dễ gây ra ngập lụt. Khi đó, các thiết bị điện sẽ hư hỏng, cháy nổ. Do đó, khi bắt đầu mùa mưa, người dùng nên lắp những thiết bị điện cao hơn mực nước thường ngập.
Các thiết bị như lò vi sóng, bếp điện… cần được đặt ở trên cao và khô thoáng. Nếu gặp phải tình trạng ẩm ướt, những vật dụng này sẽ bị ẩm mốc dẫn đến hỏng hóc.
Nếu các thiết bị điện trong nhà bị ngấm nước, người dùng cần lập tức ngắt nguồn điện và làm khô chúng, hoặc đem đến các các trung tâm uy tín để sửa. Không nên dùng tay ướt để điều khiển các thiết bị điện để tránh tai nạn xảy ra.
Cụ thể với một số thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng, cần lưu ý một số biện pháp phòng chống sau đây:
Hãy gọi cứu hộ nếu khu vực của bạn có người bị thương hoặc cần cứu trợ khẩn cấp.
Nếu được, hãy mang áo mưa có màu sắc sáng (hồng, đỏ, xanh dạ quang...), vì trời mưa giông sẽ rất tối, nếu bạn mang áo mưa tối sẽ không ai thấy, rất nguy hiểm khi đi đường. Áo mưa giúp bạn không bị ngấm nước mưa và cảm lạnh sau đó.
Nếu trời mưa giông gió quá, tốt nhất nên bảo vệ bản thân bằng cách đội mũ bảo hiểm, bất kể đi xe hay đi bộ.
Khi đường dây bị sét đánh, điện sẽ truyền đi rất nhanh, lan tới cabine điện thoại và gậy hại cho người đang trú trong đó. Đặc biệt không sử dụng điện thoại trong cabine.
Chúng ta có khả năng bị điện giật khi tiếp xúc với một vật dẫn điện nếu bị sét đánh trúng. Do vậy hãy cất điện thoại cẩn thận không nên dùng điện thoại dưới trời mưa.
Xe phải đậu nơi thoáng tầm nhìn, tránh xa các cột điện, hàng cây cao, hoặc các bức tường vì gió lớn có thể làm đổ các vật này vào xe rất nguy hiểm, có thể gây chết người.
Kiểm soát tốc độ và hệ thống phanh phù hợp để tránh trơn trượt khi đi xe máy trong điều kiện trời mưa bão.
Ghi nhớ đầu tiên đó chính là bảo vệ cơ thể bởi những vật dụng bảo hộ: mũ bảo hiểm, giày, quần áo, găng tay. Thực tế di chuyển trong thành phố, với công việc hàng ngày thì quần áo và găng tay bảo hộ có vẻ không phù hợp, nhưng lại cực kỳ cần thiết nếu đó là một chuyến đi xa, trên những hành trình dài qua nhiều loại địa hình, thời tiết.
Những tai nạn thường gặp nhất do trời mưa chính là trơn trượt do mất kiểm soát, hệ thống phanh bị bó cứng. Khi trời mưa tuyệt đối không chạy tốc độ cao, vì khi gặp vật cản phải phanh gấp, lốp không bám đường, hệ thống phanh do nước mưa nên bó cứng sẽ gây hiện tượng mất lái dẫn đến tai nạn.
Ngoài ra, khi trời mới bắt đầu mưa, không nên vội vàng tăng tốc để tránh mưa, vì khi đó bụi đường kết hợp với nước mưa tạo thành một lớp ngăn cách bánh xe tiếp xúc với mặt đường, rất dễ trượt ngã.
Bên cạnh việc di chuyển với tốc độ chậm, cũng cần lưu ý tạo khoảng cách với các xe đi trước và đi sau. Khi đường trơn ướt nếu đi quá gần nhau sẽ rất khó xử lý khi một xe có vấn đề, dễ dẫn đến tai nạn liên hoàn. Vì thế phải thường xuyên quan sát rộng về phía trước và cả gương chiếu hậu để thiết lập khoảng cách an toàn với những bạn đồng hành.
Không dừng xe dưới các gốc cây to, ở đỉnh đèo hay các khoảng trống do dễ bị sét đánh. Bật đèn xe trong mưa giông là điều nên làm, ánh sáng đèn giúp các xe khác dễ nhận ra sự hiện diện của bạn trên đường.