Lạ lùng tận mắt... đặc sản "đá máu"

Bổ đôi 'cục đá' nhặt được bên bờ biển, người đàn ông sốc khi biết đó là sinh vật có thể chuyển giới!
  •  
  • 4.774

Loài động vật biển tên Pyura chilensis khiến không ít người ngạc nhiên khi nhầm tưởng đó là một hòn đá có máu. 

Rờn rợn tận mắt... đặc sản "đá máu"

Rờn rợn tận mắt... đặc sản "đá máu"
Động vật biển Pyura chilensis

Loài này được miêu tả lần đầu tiên năm 1782 bởi Juan Ignacio Molina. Nó còn có tên đá vỏ hay “liếm”. Loài “đá có máu” này sống chủ yếu ở vùng bờ biển Chile và Peru.

Chúng hút nước có nhiều chất hữu cơ vào trong cơ thể và lọc bỏ các vi sinh vật để ăn. Khi sinh ra, tất cả loài này đều là con đực, nhưng đến tuổi dậy thì, chúng chuyển giới thành lưỡng tính. Nó sinh sản bằng cách “thả” vào nước một đám tinh trùng và trứng, nếu ở một mình, nó sẽ tự sinh sản bằng cách tự thụ tinh..

Thức ăn của nó là các loại vi tảo, Pyura chilensis ăn chúng bằng cách lọc chúng trong nước biển qua một vòi hút. Thứ nước trong suốt chảy ra đó thực ra là máu của loại sinh vật này và trong máu của nó tồn tại nồng độ cao nguyên tố hiếm Vanadi.

Dù có vẻ ngoài không đẹp mắt nhưng "đá sống" là đặc sản của người dân địa phương bởi nó có dinh dưỡng gấp 3 lần hải sản thông thường. Nó có thể được nấu chín hoặc ăn sống. Họ thường xắt nhỏ, đun sôi và dùng chung với nhiều món ăn khác nhau hoặc chiên chín ăn với bánh mì. Tuy nhiên, "đá sống" rất được ưa chuộng nhưng do sản lượng ít nên giá thành của nó rất cao.

Đây là món ăn được nhiều người ưa thích bởi nó chứa nhiều i-ốt. Nó có thể được phơi khô, ăn sống, nướng.

Cập nhật: 31/08/2021 Theo Kienthuc, Tổ Quốc, FC
  • 4.774