Lăng Hoàng đế Thủy tổ dân tộc Trung Hoa

  •  
  • 5.150

"Trung Hoa khai quốc 5 ngàn năm cũ,
Tổ tông truyền nối từ Hiên Viên đất Thần Châu.
Làm xe chỉ Nam, bình giặc dữ,
Văn minh thế giới, có ta đi đầu..."

Tôn Trung Sơn (Văn tế lăng Hoàng đế)

Từ chân núi, ta thấy những bậc đá vươn lên, ngoằn nghoèo, khi ẩn khi hiện trong những rừng bách xanh tươi. Trên những bậc đá ấy không biết đã in bao dấu chân người trở về đây bái ngưỡng tổ tiên. Khi lên hết những bậc đá, sẽ đi qua một con đường "Hoàng Lăng cổ đạo" dưới hai hàng cây bách cổ thụ cao vút, sẽ gặp một tấm đá hình chữ nhật trông thẳng với dòng chữ "Văn võ quan viên tới đây xuống ngựa", và không khí bỗng trở nên trang nghiêm hơn. Đi thêm khoảng 200m nước, qua một ngôi miếu nhỏ, sẽ nhìn thấy lăng Hoàng đế cao 3,6m; chu vi 48m, có xây tường vây bằng gạch Thanh cao 2m, trên lăng dây cheo chằng chịt, trước lăng, dựng một phiến đá lớn với bốn chữ: "Hoàng Đế Lăng".

Đây là một đình tế cổ lão nhất ở phương Đông, và cũng là một lăng mộ Hoàng đế giản dị nhất trên đại lục Trung Quốc.

Lăng Hoàng đế là thế giới của cây bách. Những người già ở đây cho biết, từ Đồng Xuyên ngược lên phía Bắc, hàng mấy trăm dặm đều là núi trống đồi trọc, nhưng riêng ở Kiều Sơn thì lại có điều lạ là rừng bách bạt ngàn lớn nhất trong toàn quốc, số lượng lên tới hơn 8 vạn cây. Rừng bách này như dùng để che phủ riêng cho lăng tẩm Hoàng đế. Ở đền Hiên Viên dưới chân núi, có một cây bách lớn nhất do "chính tay Hoàng Đế trồng", cao tới hơn 19m, và phải 8 người lớn mới ôm xuể, tuổi của nó phải trên 5000 năm, đây có thể là "cây tổ" của những cây bách trên thế giới.

Mảnh đất lăng mộ thủy tổ của các dân tộc Trung Hoa được mọi người Trung Hoa rất trân trọng. Có người cho rằng, một con rồng lớn đã từ đây bay lên và biến mình vào không trung: bởi lẽ Bàn Long Cương là chỗ  tựa, và bên trái có Long Loan, bên phải có Phương Lĩnh, và lăng Hoàng đế được đặt ở trung tâm của lưỡi rồng, giống như rồng ngậm viên trân châu, một nửa viên lộ thiên, một nửa viên vùi trong lớp đất vàng (hoàng thổ) tức là "Long châu tại hàm". Còn một điều thú vị nữa là: hai bên lăng cách khoảng 30m mỗi bên có một cây bách cao tới 8,9m; chu vi gốc khoảng 2m, hai cây bách này cũng có khoảng nghìn tuổi và vị trí đó lại ở đúng vào vị trí của cặp sừng rồng, nên người ta gọi nó là cây bách sừng rồng.

Kiều Sơn cao 944m, ba mặt có nước vây quanh, và bên kia dòng nước ngăn đó là Ấn Đài Hợp Sơn (cao 942,6m) vọng về, giống như một ức Thái Cực đồ, hai ngọn núi ấy lại giống như đôi mắt song ngư trong Thái Cực đồ vậy. Và đài tiền Hán Vũ lại giống như một con thuyền nhỏ trong biển biếc và đã dừng ở đấy một cách trang nghiêm, lặng lẽ 5 ngàn năm.

Hoàng đế là một vị đế đầu tiên thống nhất được cả dân tộc Trung Hoa, là thủy tổ chung của 65 dân tộc Hoa Hạ, đồng thời cũng là thủy tổ của hàng tỷ người Hoa ở trong nước và ngoài nước.

Trong đền Hiên Viên có tượng đá của Hoàng Đế nổi tiếng do đền Hán Vũ Lương cung tiến. Tuy tướng mạo, hình thể cũng chẳng lấy gì làm cao to, anh tuấn nhưng đó lại là người tạo ra sự rực rỡ huy hoàng, là người lãnh tụ vĩ đại, lãnh đạo liên minh các bộ lạc với đầy vẻ thuần hậu chất phác như một người nông dân. Và một lẽ Hoàng đế là người, chứ không phải là Thần, Thánh. Người do tinh huyết tạo nên do cha mẹ sinh ra, có thân thể xác thịt do trời đât nuôi dưỡng. Nền văn hóa Trung Hoa được bắt đầu từ thời đại Hoàng đế, và qua 5 ngàn năm được đất trời gọt rửa, nay đã trở thành một trong những nền văn hóa ưu tú của thế giới.

Trong đền Hiên Viên có rất nhiều bia đá, đều là những thủ bút của nhiều danh gia trong các thời đại, một niềm ca ngợi công đức của tổ tiên. Riêng bia đá khắc văn tế của các triều đại cũng đã lên hơn 700 tấm. Trong đó có hai tấm bia mới một tấm khắc bài văn tế của Mao Trạch Đông đại diện cho Đảng Cộng Sản và Chính phủ Xô Viết năm 1973, tấm thứ hai là bút tích của Tưởng Giới Thạch, viết năm 1942, với ba chữ kính đề: "Hoàng Đế Lăng". Hai con người có vị trí chính trị lớn lao này, với hai chính kiến khác nhau, nhưng đứng trước vị Hoàng đế thủy tổ đã có cùng một lòng kính mộ giống nhau sẽ mãi mãi là cảnh quan thiên nhiên vĩ đại của Trung Hoa và nhân loại.

Rừng bách xanh tươi của Kiều Sơn che phủ lăng Hoàng Đế sẽ mãi mãi là cảnh quan thiên nhiên vĩ đại của Trung Hoa và nhân loại.

H.T (Theo nền văn minh thế giới)
  • 5.150