Trong vài năm gần đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện một số các vật thể hình tròn khổng lồ và gần như hoàn hảo trong vũ trụ xa xôi. Mặc dù chưa ai có lời giải thích nào cho những thực thể bí ẩn này, một nhóm nghiên cứu gần đây đã phát hiện thêm một thực thể khác, có khả năng đưa họ đến gần hơn với việc giải quyết vấn đề rắc rối này.
Bí ẩn bắt đầu ngay sau khi ASKAP - một tập hợp gồm 36 đĩa khổng lồ ở Tây Úc, có chức năng quét bầu trời bằng quang phổ điện từ, bắt đầu tạo bản đồ của toàn bộ bầu trời đêm vào năm 2019.
Các nhà khoa học của ASKAP chủ yếu tìm kiếm các nguồn sáng có thể chỉ ra sự hiện diện của các lỗ đen hoặc các thiên hà khổng lồ phát sáng trong sóng vô tuyến.
Những vòng tròn vô tuyến kì lạ trên bầu trời.
Dữ liệu cho thấy có bốn vòng tròn vô tuyến sáng. Nhưng khi kính thiên văn nhìn vào các vật thể ở các bước sóng khác, chẳng hạn như ánh sáng quang học mà mắt chúng ta sử dụng để thấy, chúng trở nên trống rỗng, khiến nhóm nghiên cứu đặt tên cho chúng là những vòng tròn vô tuyến kỳ lạ (ORC).
Lạ lùng hơn nữa, mỗi ORC đều có một thiên hà nằm gần như chính xác ở trung tâm của nó, giống như một mắt bò mộng. Các nhà thiên văn học đã có thể xác định rằng, các thực thể cách nhau vài tỷ năm ánh sáng và có khả năng lớn bằng đường kính vài triệu năm ánh sáng.
Trước đây chưa ai nhìn thấy bất cứ thứ gì tương tự như vậy, và trong một bài báo được xuất bản năm ngoái , nhóm nghiên cứu đã đưa ra 11 lời giải thích tiềm năng về những gì chúng có thể xảy ra, trong đó có một loại tàn tích mới từ một vụ nổ siêu tân tinh.
Các nhà nghiên cứu đã quét bầu trời một lần nữa bằng ASKAP và tìm thấy thêm một ORC nữa để bổ sung vào bộ sưu tập của họ, một thực thể có chiều ngang khoảng 1 triệu năm ánh sáng nằm cách xa khoảng 3 tỷ năm ánh sáng. Họ đã đăng phát hiện này vào ngày 27/ 4 vừa qua.
Hiện nhóm nghiên cứu đã thu hẹp ý tưởng của họ xuống còn ba giải thích tiềm năng. Đầu tiên, có lẽ có thêm các thiên hà khác tạo thành một cụm gần vật thể và bẻ cong vật chất sáng thành một cấu trúc giống như một vòng tròn. Chúng chỉ đơn giản là quá mờ để có thể thu được bằng các kính thiên văn hiện nay.
Một khả năng khác là lỗ đen siêu lớn trung tâm của các thiên hà này đang tiêu thụ khí và bụi, tạo ra các hạt và năng lượng hình nón khổng lồ.
Có lẽ trong trường hợp của các ORC, các luồng ánh sáng vô tuyến chỉ đơn giản là hướng thẳng về phía hành tinh của chúng ta. Vì vậy về bản chất, chúng ta đang nhìn xuống thùng của một ống dài, tạo ra một hình ảnh hai chiều hình tròn xung quanh một thiên hà trung tâm.
Tuy nhiên, Harish Vedantham, một nhà thiên văn học tại Viện Thiên văn vô tuyến Hà Lan, ủng hộ ý tưởng đơn giản hơn rằng, ORC là những tia sáng bắn ra từ một thiên hà hiếm khi xảy ra.
Theo một cách tương tự, khả năng ORC là một cụm thiên hà vô hình.