Lộ điểm yếu lớn nhất của Tần Thủy Hoàng: Vì sao người đời lại thấy thương cảm?

  •   3,85
  • 5.308

Sử ký Tư Mã Thiên đã ghi lại nhiều hành động tàn nhẫn của Tần Thủy Hoàng nhưng nguyên nhân của hành động này tới nay mới được hé lộ.

Năm 219 TCN, Tần Thủy Hoàng có chuyến Nam du đi qua núi Hành Sơn, Ngũ Nhạc. Trong lúc đi qua sông Tương gặp phải gió lớn, khó khăn lắm cũng không qua được sông, Hoàng đế nhà Tần nổi cơn thịnh nộ, đòi trừng phạt thần sông. Ông ra lệnh chặt hết cây trên núi Tương, để đất đai nơi này lộ ra màu đỏ quạch.

Sử ký Tư Mã Thiên cũng từng ghi nhận nhiều lần Doanh Chính (tên thật của Tần Thủy Hoàng) có những phản ứng kích động như vậy. Nguồn cơn của chuyện này là gì?

Thuở nhỏ Doanh Chính sống với mẹ ở Hàm Đan, từng bị nhiều người ở đây ức hiếp. Năm 229 TCN, nước Tần chiếm được Hàm Đan, Doanh Chính tự mình quay lại Hàm Đan giết sạch những người từng ức hiếp mình trước kia.

Chân dung Tần Thủy Hoàng
Chân dung Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: Dy.163)

Mỗi mối thâm thù đều được bị Tần Thủy Hoàng khắc cốt ghi tâm, phương thức trả thù thì vô cùng tàn nhẫn, điều này bộc lộ một điểm yếu rất lớn của vị Hoàng đế vĩ đại: Ông có thể ra tay trả thù dã man nhưng vết thương trong lòng luôn nhức nhối, không thể tự chữa lành.

Lịch sử Trung Hoa thời Hán Sở cũng có vị danh tướng bách chiến bách thắng là Hàn Tín. Hàn Tín thuở nhỏ bị người ta ức hiếp, từng nhẫn nhục "chui qua háng" để tránh phải động thủ với kẻ vô lại, bất chấp bị người đời cười nhạo.

Sau này, Hàn Tín thường dùng sự việc này để nhắc nhở mình, làm động lực thực hiện hoài bão. Khi vinh quy bái tổ, Hàn Tín cũng không báo thù kẻ ấy, ngược lại còn cho anh ta vào làm lính trong quân của mình. Người Trung Quốc sau này dùng cụm thành ngũ "Hàn Tín nhẫn nhục luồn trôn" để nói lên tâm đại nhẫn của bậc đại trí.

Bậc đại trí có tâm lý vững vàng, biết nhẫn nhục là một ưu điểm lớn.
Bậc đại trí có tâm lý vững vàng, biết nhẫn nhục là một ưu điểm lớn. (Ảnh: Internet).

So với tâm lý vững vàng của Hàn Tín, Tần Thủy Hoàng lại bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết.

Điểm yếu của ông thể hiện nhiều qua sự bất ổn, vui buồn thất thường, đa nghi vô cớ. Riêng việc "chặt cây đỏ núi" đã phần nào nói rõ bản tính hung dữ mất kiểm soát của vị Hoàng đế này.

Tình tính đa nghi của ông cũng bị đẩy tới mức "hoang tưởng": Doanh Chính cho xây dựng 270 cung điện trong bán kính 100km quanh kinh đô Hàm Dương, những cung điện này nối với nhau bằng đường hầm bí mật. Hoàng đế có thể di chuyển tới bất cứ đâu, nơi làm việc và nghỉ ngơi không cố định vì ông luôn nơm nớp lo sợ kẻ thù biết được chỗ ở của mình sẽ ra tay thủ tiêu.

Thủy Hoàng Đế thời trị vì cũng có cánh tay đắc lực là Thừa tướng Lý Tư, Lý Tư là người có tầm nhìn chính trị, văn học nghệ thuật cũng tài ba. Lỗ Tấn đã từng khen rằng "Văn chương đời Tần chỉ có mỗi mình Lý Tư".

Thế nhưng về tính cách, Lý Tư có chút tự phụ, khi đi du hành bên ngoài rất phô trương, tự mãn. Tần Thủy Hoàng thấy điều này lấy làm không vui. Lý Tư biết chuyện bèn lấp tức sửa chữa thái độ, nhưng khi vua Tần nhận thấy sự thay đổi của Thừa tướng không hề hài lòng và còn bực bội hơn.

"Có kẻ đã để lộ lời nói của ta!" Hoàng đế cho truy lùng xem rốt cuộc kẻ nào đã để lộ lọt những lời của ông nhưng không ai dám nhận tội, kết cục là Tần Thủy Hoàng đã cho lệnh giết sạch những người thân cận bên cạnh, không trừ một ai.

Năm 212 TCN, Tần Thủy Hoàng thực thi lệnh giết các Nho sĩ, chôn sống hơn 460 người ở kinh đô Hàm Dương và đày nhiều Nho sĩ khác ra biên giới. Lúc đó Doanh Phù Tô, con trai cả của Hoàng đế, đứng ra can vua cha.

"Thiên hạ mới được bình định. Những kẻ đầu đen ở phương xa vẫn chưa theo ta. Các nho sinh đều học theo Khổng Tử, nay bệ hạ dùng pháp luật nặng để trói buộc họ thì thần sợ thiên hạ không yên, xin bệ hạ nghĩ đến điều đó". Lời can trái ý, Thủy Hoàng nổi giận, sai Phù Tô đi lên miền Bắc để giám sát Mông Điềm xây Vạn Lý Trường Thành ở Thượng Quận.

Phù Tô là người kế vị, thông thường vua sẽ phải giữ bênh cạnh để bồi dưỡng, nuôi sự tin tưởng. Nay Thủy Hoàng Đế lại đẩy Phù Tô ra vùng biên ải, giao vào tay con quân đội hùng hậu, vậy khác nào cho con cơ hội tạo phản? Quyết định phi lý và sai lầm này của Doanh Chính đều là do đưa ra lúc nóng giận.

Tại sao một vị Hoàng đế lỗi lạc lại có khiếm khuyết tâm lý như vậy?

Câu trả lời nằm trong chính những chấn thương tinh thần Doanh Chính đã phải chịu từ lúc nhỏ. Một năm trước khi Doanh Chính ra đời. Trận Trường Bình kết thúc, nhà Triệu thảm bại, quân Tần bao vây Hàm Đan trong suốt 3 năm. Trang Tương Vương, cha của Doanh Chính, trốn thoát về nước Tần, để lại mẹ con Triệu Cơ, Doanh Chính mắc kẹt lại.

Nước Triệu muốn giết hai mẹ con nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu nên hai người giữ được mạng. Họ phải lẩn trốn trong nhân gian suốt 7 năm trời đằng đẵng, chịu đủ đắng cay tủi nhục và Doanh Chính liên tục bị mọi người bắt nạt.

Cuộc sống thuở nhỏ của Tần Thủy Hoàng đã nuôi trong ông lòng hận thù nghiệt ngã, trở thành bóng đen tâm lý khiến cho ông tàn nhẫn và luôn sống trong lo âu sau này.

Lớn lên cùng mẹ nên mẫu thân là người duy nhất Doanh Chính đặt niềm tin, thế nhưng niềm tin ấy đã vội vỡ vụn khi Triệu Cơ, Đế Thái Hậu, lại là người đàn bà phóng túng. Khi Tần Vương Doanh Chính còn nhỏ tuổi, Triệu Cơ nối lại tình xưa với Lã Bất Vi và thường xuyên lén lút tư thông với ông.

Về sau khi Tần vương đã lớn, Thái hậu lại thông dâm với "tên hoạn quan giả" Lão Ái, còn sinh 2 người con riêng với mưu đồ đảo chính.

Sự phản bội của chính mẹ ruột như gáo nước lạnh khiến cho Tần vương không còn tin tưởng vào ai, cảm thấy bản thân quá đỗi thấp hèn. Để che đậy điều này, Tần vương hành động ngày một ngạo mạn, tự xưng mình là "Hoàng đế", "Thủy Hoàng Đế", tự lập lại lịch sử. Tất cả những điều này đều bắt nguồn từ sự yếu đuối và cảm giác bất an sâu bên trong ông.

Tần Thủy Hoàng nổi tiếng lịch sử là người ám ảnh về sự bất tử, chính bởi bản thân ông là người sức khỏe yếu kém.

Nghiên cứu nhà sử học Quách Mạt Nhược, chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc, được trình bày trong cuốc "Sử Ký" cho thấy, Tần Thủy Hoàng thực tế lại mắc bệnh viêm khí quản hoặc còi xương.

Với tư tưởng "không tin công thần, không thân bách tính", Tần Thủy Hoàng mỗi ngày đều tự mình giải quyết 60kg tài liệu mỗi ngày và sẽ không nghỉ ngơi cho tới khi hoàn thành. Với cường độ làm việc như vậy, tránh không nổi việc vị Hoàng đế ngày càng suy kiệt rồi băng hà ở tuổi 49.

Lúc này, bao nhiêu quyền lực cũng chẳng thể mang cho Thủy Hoàng Đế sự trường sinh.

Cập nhật: 06/08/2020 Theo Phapluatbandoc
  • 3,85
  • 5.308