Lời giải cho những câu hỏi thách thức nhiều thế hệ

  •  
  • 4.856

Con gà có trước hay quả trứng có trước? Vì sao mèo hay tập trung nhìn vào vô định? Da tắc kè đổi màu như thế nào? Cùng tìm kiếm lời giải cho những thắc mắc “không giới hạn độ tuổi” này ngay sau đây!

Con gà có trước hay quả trứng có trước

“Con gà có trước hay quả trứng có trước?” đây có lẽ là một trong những câu hỏi “hại não” nổi tiếng nhất ở thời điểm hiện tại. Nêu bạn vẫn đang bị rối tung trong vòng lặp không có hồi kết của câu hỏi này thì hãy thử tham khảo đáp án của khoa học!

Quả trứng có trước! Đây chính là lời giải có được dựa trên những kiến thức sinh học hiện thời, cũng như Thuyết Tiến hóa của Darwin. Cụ thể, loài động vật tổ tiên gần nhất của gà không thể đột nhiên tự xuất hiện, bởi “sự sống bắt nguồn từ trứng”.

Thêm vào đó, mọi biến đổi của tổ tiên loài gà để trở thành loài gà ngày nay sẽ chỉ diễn ra ở giai đoạn phôi thai, tức là khi chúng còn nằm trong trứng.

Tổng kết lại, quả trứng gà đầu tiên sẽ xuất hiện trước và từ đó sẽ nở ra chú gà đầu tiên!

Nhìn vào mặt trời

Những đốm đen xuất hiện khi chúng ta đột ngột nhìn vào ánh sáng cường độ mạnh được khoa học gọi là “điểm mù”. Theo đó, khi những tia sáng này rọi vào mắt, các tế bào tiếp nhận kích thích ánh sáng của võng mạc sẽ bị quá tải tạm thời. Vì vậy, trong một thời gian ngắn ban đầu, chúng không thể phản ứng với tất cả lượng ánh sáng tiếp nhận, dẫn đến sự xuất hiện của những điểm mù

Các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng, khi bạn di chuyển từ một không gian tối sang nơi có nhiều ánh sáng, hãy nhắm mắt một vài giây ở đoạn chuyển tiếp để mắt bạn có thời gian chuẩn bị, từ đó hạn chế được hiện tượng điểm mù!

Mèo nhìn chằm chằm

Việc mèo thỉnh thưởng nhìn tập trung vào vô định khiến không ít người đồn đoán rằng, chúng có thể nhìn thấy ma! Tuy nhiên, sự thật là việc những chú mèo nhìn chằm chằm về phía trước chỉ là bước chuẩn bị để chúng đi ngủ. Trong khi đó, nếu mèo nhìn sang 2 bên, tức là chúng đã nghe hoặc ngửi thấy thứ gì đó!

Tắc kè đổi màu

Trong da của tắc kè có các tế bào sắc tố, nơi chứa các hạt sắc tố. Theo các nhà khoa học, tế bào sắc tố này đủ lớn để tất cả các loại sắc tố cùng biểu hiện ra.

Tuy nhiên, trong trường hợp tắc kè cần biến đổi màu sắc (ngụy trang, biểu hiện cảm xúc, tán tỉnh…), tế bào sắc tối sẽ co lại và ép loại sắc tố cần dùng vào trung tâm tế bào, dẫn đến việc chúng ta sẽ thấy da tắc kè chuyển sang màu của loại sắc tố đó.

Ngủ một giấc dài vẫn mệt

Trạng thái của cơ thể sau khi tỉnh giấc phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ không riêng gì thời gian ngủ! Nếu ngày hôm trước, bạn ăn các loại thực phẩm không lành mạnh, uống nhiều cà phê, nước tăng lực, uống không đủ nước lọc hay lười vận động, bạn vẫn sẽ có thể cảm thấy mệt mỏi sau một ngủ dài.

Một giấc ngủ dài không thể giúp bạn có đủ sự nghỉ ngơi cần thiết nếu đi ngủ quá muộn. Theo các nhà khoa học, thời gian đi ngủ tốt nhất là trước nửa đêm và nó cần được lặp lại như một thói quen. Bên cạnh đó, chơi thể thao hoặc vận động cơ thể có thể giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn khi thức dậy vào sáng hôm sau, ngay cả khi ngủ không đủ 8 tiếng.

Cập nhật: 07/05/2019 Theo Dân Trí
  • 4.856