Lợi ích không ngờ của việc về nhì trong thi đấu

  •  
  • 798

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, người về nhì trong các cuộc đấu thể thao không hẳn là người thua cuộc mà chính là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ yếu tố sức khỏe và chất lượng cuộc sống sau này.

Chiến thắng là điều ai cũng muốn nhưng tất nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đạt được điều đó dễ dàng, đặc biệt trong thi đấu thể thao nói chung và các môn Olympic nói riêng.

Việc về đích ở vị trí thứ hai tưởng chừng là một thất bại với những ai mong muốn hướng tới đỉnh vinh quang nhất, nhưng thực tế, việc về đích thứ hai cũng đem đến những lợi ích đáng kể.

Những người dành huy chương bạc có xu hướng sống lâu hơn người dành huy chương vàng ít nhất một năm.
Những người dành huy chương bạc có xu hướng sống lâu hơn người dành huy chương vàng ít nhất một năm.

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Virginia, Mỹ, họ đã tiến hành phân tích và so sánh tuổi thọ giữa người giành huy chương vàng và huy chương bạc trong các trận đấu từ kỳ Olympic 1896 tới 1948.

Kết quả thật bất ngờ khi nhóm phát hiện thấy, những người dành huy chương bạc có xu hướng sống lâu hơn người dành huy chương vàng ít nhất một năm. Kết quả chỉ ra, tính đến độ tuổi 80, khoảng một nửa số người dành huy chương bạc vẫn còn sống, còn những người từng dành huy chương vàng chỉ là 1/3.

Trong nghiên cứu, các vận động viên giành huy chương vàng và bạc Olympic không hề có sự khác biệt về tuổi tác, chiều cao hay thân hình. Khác biệt lớn nhất và quan trọng nhất của họ chính là thu nhập và lựa chọn nghề nghiệp.

Nói cách khác, cách mọi người phản ứng với thành công hay thất bại trong mỗi sự kiện quan trọng của cuộc đời họ có thể ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Những người dành huy chương bạc dường như có cuộc sống tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn, tương quan với đó là tuổi thọ cũng cao hơn.

Dữ liệu điều tra dân số của Leive cho thấy, những người về thứ hai thường có xu hướng tìm kiếm nghề nghiệp được trả lương cao hơn những người về nhất.

Đôi khi về nhì không hẳn là một cái kết quá buồn đối với một vận động viên chuyên nghiệp.
Đôi khi về nhì không hẳn là một cái kết quá buồn đối với một vận động viên chuyên nghiệp.

Theo Quartz, khoảng 70% người giành huy chương bạc đều trở thành những người có tiền. Con số này chỉ là 20% trong số người giành huy chương vàng. Leive cũng phát hiện thấy kết quả tương tự ở những người về thứ ba hoặc thứ tư.

Điều đáng nói là trong nhiều thập kỷ trước năm 1948, các vận động viên Olympic chỉ là vận động viên nghiệp dư. Sau đó phải tới năm 1980, các vận động viên chuyên nghiệp mới có cơ hội tham gia Olympic. Tính tới nay, việc giành huy chương vàng không còn được coi là cách để trang trải tài chính nữa mà đã trở thành mục tiêu, niềm vinh dự và tự hào của một vận động viên.

Lý do chính xác tại sao những vận động viên Olympic về sau được trả lương cao hơn vẫn còn là một câu hỏi chưa có câu trả lời. Có giả thuyết cho rằng, những người chiến thắng hay lựa chọn lối sống mạo hiểm sau khi đăng quang. Họ chịu gánh nặng không hề nhỏ về việc phải giữ vững phong độ và đứng trên đỉnh vinh quang càng lâu càng tốt.

Đáng tiếc nghiên cứu vẫn có những điểm hạn chế nhất định. Leive chưa thể phân tích liệu có trường hợp người giành huy chương vàng nào lạm dụng rượu hoặc chất kích thích quá nhiều hay không.

Tuy nhiên có một điều rút ra từ nghiên cứu này, đó là những sự kiện xảy ra trong cuộc đời của mỗi người có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của họ về lâu dài. Trong khi người ta vẫn nói vui, tiền không thể mua được hạnh phúc nhưng rõ ràng, nếu có tiền chất lượng cuộc sống và tuổi thọ sẽ được nâng lên đáng kể.

Cập nhật: 30/08/2018 Theo vnreview
  • 798