Mai táng xanh sạch bằng thủy phân kiềm

  •   3,85
  • 1.642

Sự phân loại của các lựa chọn mai táng xanh sạch đang trở nên thực tế hơn đối với việc ý thức về môi trường.

Kiếp sau: Tế bào nhiên liệu tạo ra điện từ sự phân hủy cơ thể người dùng để sạc pin. (Ảnh: James Auger/Jimmy Loizeau/MoMA.org)

Chúng ta hay lo lắng về việc giữ lại các dung dịch nước hay sự bốc mùi từ việc hỏa táng sẽ làm ô nhiễm trái đất sau khi chúng ta chết? Có thể sẽ có một lựa chọn thân thiện sinh thái hơn tuy có phần hơi rùng rợn – đó là việc phân hủy xác trong dung dịch kiềm.

Quá trình đã được sử dụng để phân hủy động vật và các mẫu hình thí nghiệm trong nhiều năm qua hiện nay đang được cân nhắc một cách nghiêm túc hơn khi ứng dụng cho con người.

Phương pháp được gọi là thủy phân kiềm đã sử dụng một ống hình trụ bằng thép để phân hủy thi thể trong dung dịch kiềm với nhiệt độ là 300 và 60 pound áp suất một inch. Kết quả thu được là một loại dung dịch có màu giống cà phê và vô trùng với tính chất nhất quán của dầu động cơ – có thể đổ xuống cống nước một cách an toàn. Phụ phẩm rắn sau quá trình phân hủy chỉ là một lượng xương nhỏ còn lại có thể được phân tán rải rác như tro hỏa táng.

Ý tưởng phân hủy thi thể người thành dung dịch có vẻ gây bối rối cho nhiều công ty – trong đó theo như công ty Ấn độ BioSafe Engineering chuyên sản xuất các ống thép biết thì hiện nay không có bất cứ dịch vụ tang lễ nào ở đâu trên thế giới cung cấp loại dịch vụ này.

Thật ra, một dự luật ở New York đã hợp pháp hóa cho sự thủy phân kiềm. Tuy nhiên một giám đốc của dịch vụ tang lễ đang hy vọng sẽ công bố phương pháp khoa học “mai táng” này cho công chúng. Chad Corbin – giám đốc mai táng tại New Hampshire dự tính sẽ cho vận hành ống trụ trị giá 300.000 đô la Mỹ và tiến hành thu thập những yêu cầu cần thiết – ông dự tính sẽ tính giá cùng mức với việc hỏa táng.

Ít nhất có một nhà lập pháp xem xét việc áp dụng thủy phân kiềm - đó là nhà lập pháp State Rep. Barbara French, 81 tuổi - bà cho biết rằng “Tôi chọn cách thủy phân kiềm hơn là hỏa thiêu. Khi hỏa táng, bạn bị hỏa thiêu, tôi đã nghĩ về điều đó nhưng chỉ là khi tôi đã chết rồi kìa.”

Thủy phân kiềm không phải là lựa chọn duy nhất để giúp cho việc chôn cất của con người trở thành vấn đề xanh sạch.

Là một phần trong dự án “AfterLife Project”, James Auger và Jimmy Loizeau thuộc Cao đẳng Nghệ thuật Hoàng Gia đã thiết kế ra một tế bào nhiên liệu siêu vi sử dụng các dịch vụ từ việc phân hủy xác. Điện được tạo ra từ quá trình phân hủy có thể được trữ trong các loại pin có thể sạc được, những loại pin này sau đó có thể được sử dụng để cung cấp điện cho một loại thiết bị điện “dành để tưởng niệm” thấm đẫm năng lượng của một người quá cố thân yêu – bất cứ các thiết bị nào từ đèn pin đến các máy rung. Các nhà thiết kế cho biết ý tưởng của họ là “một dịch vụ trung gian kỹ thuật biểu lộ cảm xúc của cuộc sống sau cái chết cho những ai bị cách trở về tinh thần hay yêu cầu bằng chứng hữu hình”.

Các bản sao cacbon: Việc chuyển đổi cacbon đã được hỏa táng của người vào các cây bút chì

Nếu bạn không muốn sạc pin lại bằng những gì đã phân hủy từ thân xác thì có dự án khái niệm khác đưa ra một cách mới để chuyển đổi tro hỏa táng thành than chì – đủ để cung cấp lượng bút chì xài cho cả một đời. Nadine Jarvis – một nhà nghiên cứu thuộc đại học Luân Đôn tại Goldsmiths – đã nghĩ ra một dự án có tên gọi là “Các bản sao cacbon” – một hộp gỗ không thể mở được chứa đầy bút chì. Cacbon từ tro của một người trung bình có thể được rập khuôn thành đủ lượng than chì cho khoảng 240 cây bút chì, và cái hộp này cũng có chức năng như chiếc gọt bút, đổ đầy khoảng trống do những cây bút chì đã được sử dụng tạo ra trong một ngăn tự chứa riêng.

Bỏ qua lĩnh vực về ý tưởng thiết kế thì có rất ít phương pháp hữu hiệu để giúp cho việc chôn cất trở nên xanh sạch. Trong khi đó, các cỗ quan tài và những bình đựng tro hỏa táng có thể bị sinh phân hủy với giá cả hợp lý đang trở nên khá phổ biến. Vì vậy mà cho dù có xa vời hay thực tế gì đi chăng nữa thì việc chôn cất thân thiện môi trường vẫn nhanh chóng trở thành một lựa chọn thiết thực.

THANH TÂM (Theo Posci, Sở KHCN Đồng Nai)
  • 3,85
  • 1.642