Món may mắn ngày Tết của các nước trên thế giới

Món may mắn ngày Tết của các nước trên thế giới
  •  
  • 2.120

Vào dịp Tết Âm lịch, trong khi mâm cúng tổ tiên của người Hàn Quốc phải chuẩn bị đầy đủ 20 đĩa thức ăn thì bữa tiệc ở Mông Cổ chỉ có 2 món chính.

Hàn Quốc

Ẩm thực xứ kim chi có rất nhiều món ăn đẹp mắt và tinh tế.
Ẩm thực xứ kim chi có rất nhiều món ăn đẹp mắt và tinh tế. Do đó, mâm cỗ cúng đêm giao thừa của người Hàn Quốc không quá ngạc nhiên khi thường có tới hơn 20 món. Bàn ăn luôn phải được chuẩn bị và sắp xếp theo một nguyên tắc nhất định. Trong đó, ttok-kuk và kim chi là hai món không thể thiếu. (Ảnh: Travelog).

Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc cũng sẽ không trọn vẹn nếu thiếu tteokguk
Mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc cũng sẽ không trọn vẹn nếu thiếu tteokguk, món canh bánh gạo có ý nghĩa đem lại nhiều may mắn trong năm mới. Ngoài ra, các món khác cũng được mọi người chuẩn bị kỹ càng như cá khô, thịt bò, bánh bao hấp, hoa quả, rau, hồng khô và các loại bánh cổ truyền. (Ảnh: Aeri's Kitchen, Cathlyn's Korean Kitchen, Korean Bapsang, Wattpad).

Trung Quốc

Sủi cảo
Sủi cảo là món ăn tượng trưng cho lá bùa may mắn và niềm tin thịnh vượng trong dịp năm mới của người Trung Quốc. Do đó, trong đêm giao thừa, mỗi gia đình người Hoa đều ăn món này. Việc thưởng thức nó cũng theo nghi thức truyền thống xa xưa. Bát đầu tiên được đặt lên bàn thờ. Bát thứ hai để cúng ông Táo. Đến bát thứ ba, mọi người mới bắt đầu ăn. (Ảnh: Topsimages).

Mâm cơm ngày Tết của người Trung Hoa còn tập hơn các món ăn có ý nghĩa khác nhau
Ngoài ra, mâm cơm ngày Tết của người Trung Hoa còn tập hơn các món ăn có ý nghĩa khác nhau, chứa
đựng nhiều may mắn, vạn sự như ý. Ví dụ, chè trôi nước tượng trưng cho ước nguyện gia đình sum vầy, món cá sẽ mang đến tiền tài dư thừa, bánh tổ với ý nghĩa thăng tiến trong công việc, chả giò đem lại sự giàu có... (Ảnh: GoinGo, Shkodra News, Soha, Mrttw).

Mông Cổ

2 món chính bao gồm bánh kẹo và cừu luộc nguyên con béo ngậy sẽ được bày ra để tiếp đón những vị khách.
Vào dịp Tết hay còn gọi là Tsagaan Sar, chủ nhà người Mông Cổ thường cùng họ hàng, con cái quây quần bên chiếc bàn gỗ phủ đầy thức ăn. Trong đó, 2 món chính bao gồm bánh kẹo và cừu luộc nguyên con béo ngậy sẽ được bày ra để tiếp đón những vị khách. (Ảnh: Delanion).

Họ sẽ cắt cho khách đến chơi nhà từng miếng thịt cừu, một ít bánh bao, salad bánh mì...
Họ sẽ cắt cho khách đến chơi nhà từng miếng thịt cừu, một ít bánh bao, salad bánh mì... Đặc biệt trên bàn tiệc còn có những chiếc bánh làm từ bột mì, hình tròn, rất to, xếp từng lớp. Người Mông Cổ cho rằng bánh này càng được xếp thành nhiều tầng, gia đình đó lại càng thịnh vượng. (Ảnh: Toursofmongolia).

Singapore

Mâm cơm ngày Tết của người Singapore sẽ có 8 món chính.
Mâm cơm ngày Tết của người Singapore sẽ có 8 món chính. Trong đó, Phát tài (hay còn gọi Lo Hei, Yuseng) là thứ không thể thiếu trong bữa ăn ở đây. Món ăn được làm từ cá hồi sống, rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng... Mỗi loại nguyên liệu đều mang một ý nghĩa may mắn riêng. (Ảnh: OnlyWilliam).

Món ăn truyền thống Singapore cũng mang những ước nguyện khác nhau
Khá giống quan niệm người Trung Quốc, các món ăn truyền thống Singapore cũng mang những ước nguyện khác nhau, với hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới như cá, mì trường thọ... Tuy nhiên, Pencai là món ăn hơi khác biệt khi không mang ý nghĩa tượng trưng nào cả. Nó hấp dẫn người Singapore bởi khẩu phần lớn và nhiều nguyên liệu quý. (Ảnh: Noob Cook Recipes, Wattpad).

Việt Nam

Ẩm thực ngày Tết của người Việt đa dạng, thay đổi theo từng vùng miền.
Ẩm thực ngày Tết của người Việt đa dạng, thay đổi theo từng vùng miền. Tuy nhiên, các món ăn đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống chung của đất nước, thể hiện cả tấm lòng thành kính để dâng lên tổ tiên. Người Việt chủ yếu chuẩn bị những món màu xanh, đỏ tượng trưng cho may mắn, tài lộc. Mâm cúng thường có 4 hoặc 8 món, đại diện cho bốn mùa và ngăn chặn những điều xui xẻo trong năm mới. Dù ở đâu, món bánh chưng cũng không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt. Bánh được làm từ gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh... Những nguyên liệu này là tinh hoa trong nền nông nghiệp lúa nước của người Việt từ xa xưa. Ngoài ra, mâm cơm còn có thịt đông, giò chả, gà luộc, thịt kho, canh măng... Mỗi món ăn đều gắn với những ý nghĩa nhất định. (Ảnh: Tranlebaoquyen, VinMart Cook).

Món lạp
Tết của người Lào là Songkran hoặc Pi Mai, người dân đất nước Triệu Voi thường đón năm mới muộn - vào khoảng giữa tháng tư dương lịch hàng năm. Món Lạp được xem như "linh hồn" của mâm cơm đầu năm, bởi Lạp có ý nghĩa là phúc lộc dồi dào và may mắn trong tiếng Lào. Món ăn này gồm thịt gà hoặc thịt bò băm nhỏ rồi trộn với nhiều loại rau mùi, nước cốt chanh và thính nếp rang vàng, ăn kèm với cơm nếp dẻo. Người Lào cũng nấu món Lạp để đem đi biếu tặng thay lời chúc đầu năm mới và mong ước tài lộc đến với người thân. Họ quan niệm nếu Lạp không ngon tức là cả năm đó họ sẽ gặp điều không may. (Ảnh: Lam Linh).

Osechi
Người dân Nhật Bản ăn mừng năm mới vào Tết dương lịch. Những món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết người Nhật gọi là Osechi bao gồm súp Ozoni, mứt đậu đen, Tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), tôm chiên, bánh dày... được chế biến kỹ lưỡng, mỗi món lại có một ý nghĩa may mắn riêng. Tất cả được xếp trong một chiếc khay hình chữ nhật sang trọng. Tùy từng địa phương, các món ăn trong khay sẽ thay đổi. (Ảnh: Hải Yến).

Cập nhật: 15/01/2020 Theo Zing/vne
  • 2.120