Mặt sau của tấm gương là bạc hay thuỷ ngân?

  •  
  • 12.218

Nếu ta xem xét kỹ tấm gương, ta thấy nó toả ra 1 ánh bạc. Có người nói đó là thuỷ ngân, có người nó là bạc.

Ngày trước khi sản xuất ra gương, người ta dán vào sau tấm gương 1 màng thiếc, sau đó đổ thuỷ ngân lên. Vì thuỷ ngân có thể làm chảy thiếc, tạo thành 1 dung dịch màu trắng có sức bám dính. “Thuốc thủy ngân ,thiếc” này có thể bám dính vào mặt gương.

Nhưng sản xuất 1 tấm gương như vậy rất mất công, thuỷ ngân lại độc, mặt gương lại không sáng lắm.

Gương ngày nay, phần lớn người ta thường tráng lên tấm kính 1 lớp  bạc. Lớp bạc đó tạo ra “phản ứng bạc và kính”.

Bạn có thể tự làm thí nghiệm này. Trước hết, lấy 1 ống nghiệm rửa thật sạch, đổ vào 2 ml dung dịch bạc 2%, sau đó nhỏ từ từ vào 5% nước amôniac, nhỏ đến khi nào vừa vặn những cặn lắng sinh ra ban đầu tan hết thì thôi, sau đó đổ 2ml dung dịch 10% đường glucô vào. Hỗn hợp cho đều, để ống nghiệm đun trong nước nóng từ 60oC-80oC. Trong chốc lát trong ống nghiệm xuất hiện 1 lớp bạc sáng ónh ánh. Ta đã chế xong chất tráng mặt sau của gương

Đường glucô là chất có khả năng hoàn nguyên, nó có thể hoàn nguyên bạc ở trong nitrat bạc thành kim loại bạc lắng đọng trên thành mặt kính. Ngoài việc dùng đường glucô để hoàn nguyên bạc ra, trong xưởng chế tạo gương còn dùng phócmalin hay tindiclorít để hoàn nguyên bạc. Để làm cho gương dùng được bền, sau khi tráng bạc xong người ta quét thêm 1 lớp sơn màu đỏ để bảo vệ lớp bạc, khiến chúng không bị bong tróc.

Theo trường Đại học Khoa học Tự Nhiên
  • 12.218