Loài cá Nam Cực có thể tự do đi lại trong nước biển dưới 0oC là do trong máu của chúng có chất chống đông glycoprotein.
Loài cá tuyết Nam Cực. (Nguồn: Internet)
Báo cáo của Đại học Bochum, Đức hôm 23/8 cho biết, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học đã giải mã được cơ chế chống đông của chất glycoprotein.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Bochum đã hợp tác với các đồng nghiệp Mỹ tiến hành nghiên cứu chất chống đông glycoprotein trong máu của loài cá tuyết ở Nam Cực và phát hiện, glycoprotein phát huy vai trò hyđrat hóa đối với phân tử nước, qua đó có thể ngăn chặn sự băng hóa của chất lỏng, hơn nữa vai trò này còn được thể hiện rõ nét hơn khi ở môi trường nhiệt độ thấp.
Các nhà khoa học đã quan sát sự vận động của chất chống đông glycoprotein và phân tử nước. Trong trường hợp bình thường, phân tử nước sẽ không ổn định và “biến động” không theo quy luật. Tuy nhiên, trong trường hợp có chất chống đông glycoprotein, phân tử nước sẽ ổn định và “biến động” theo quy luật.
Thông thường, máu của loài cá sẽ đóng băng ở nhiệt độ âm 0,9oC. Tuy nhiên, do muối đã làm giảm điểm đóng băng của nước biển, vì thế nước biển ở Nam Cực thường đóng băng ở âm 4oC.
Dựa vào tác dụng chống đông đặc biệt của chất glycoprotein, loài cá ở Nam Cực có thể tự do đi lại trong môi trường nhiệt độ thấp.