Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu "dị" ở Việt Nam

  •   4,321
  • 79.313

Với hình dạng thân thuôn dài, phân thành các đốt nhỏ. Chúng không có vẩy và trơn nhẫy như giun nhưng lại có mắt và miệng như rắn. Chắc hẳn nhiều người sẽ bối rối không biết phải gọi nó là con gì.

Nếu có 10 người bắt gặp, hẳn 7 người sẽ nói chúng là giun và 3 người cho rằng chúng là rắn. Nhưng kỳ thực thì, loài vật này lại thuộc họ nhà… ếch.

Con vật chẳng giống ai này được các nhà khoa học gọi là ếch giun, một loài vật thuộc họ lưỡng cư phân bố ở khá nhiều vùng rừng núi của Việt Nam, trải dài từ Thái Nguyên cho đến Cà Mau.

Dưới đây là một số hình ảnh của chúng:

Cơ thể của loài ếch giun có hình giống giun đất song cỡ lớn hơn.
Cơ thể của loài ếch giun có hình giống giun đất song cỡ lớn hơn. (Ảnh: Phùng Mỹ Trung).

Thân hình của bò sát, có sọc dọc nâu vàng trơn bóng cùng chiếc đầu dẹt ngoe nguẩy của loài ếch giun này lại càng khiến người ta liên tưởng đến những loài rắn độc có màu sắc nổi bật, bắt mắt
Hơn nữa, thân hình của bò sát, có sọc dọc nâu vàng trơn bóng cùng chiếc đầu dẹt ngoe nguẩy của loài ếch giun này lại càng khiến người ta liên tưởng đến những loài rắn độc có màu sắc nổi bật, bắt mắt. (Ảnh: War/Nguyễn Vũ Khôi)

Chiều dài cơ thể ếch giun có thể tới hàng chục cm.
Chiều dài cơ thể ếch giun có thể tới hàng chục cm. (Ảnh: pskhun)

Chúng khác giun ở chỗ: Đầu có mắt như hai chấm đen.
Chúng khác giun ở chỗ: Đầu có mắt như hai chấm đen. (Ảnh: Maxim Ryzhov)

Đầu ếch giun nhỏ và hơi dẹp, mõm tương đối nhọn và có hàm rõ.
Đầu ếch giun nhỏ và hơi dẹp, mõm tương đối nhọn và có hàm rõ. (Ảnh: biozcw)

Ở giai đoạn nòng nọc, ếch giun có mang ở hai bên cổ. Khi trưởng thành, mang ở hai bên cổ tiêu biến và con vật hô hấp theo cách khác.
Ở giai đoạn nòng nọc, ếch giun có mang ở hai bên cổ. Khi trưởng thành, mang ở hai bên cổ tiêu biến và con vật hô hấp theo cách khác.

Ếch giun thường sống ở những nơi có độ cao lớn như ở dãy Tam Đảo, nhưng người ta cũng bắt gặp chúng ở những vùng đất thấp như rừng U Minh.
Ếch giun thường sống ở những nơi có độ cao lớn như ở dãy Tam Đảo, nhưng người ta cũng bắt gặp chúng ở những vùng đất thấp như rừng U Minh. (Ảnh: Maxim Ryzhov)

ống chui luồn trong đất như giun, hang chúng thường được bắt gặp ở những nơi đất xốp sâu khoảng từ 20 - 30cm gần ao hồ.
Sống chui luồn trong đất như giun, hang chúng thường được bắt gặp ở những nơi đất xốp sâu khoảng từ 20 - 30cm gần ao hồ. (Ảnh: eol.org)

Thức ăn của ếch giun là giun đất và một số loại côn trùng.
Thức ăn của ếch giun là giun đất và một số loại côn trùng. (Ảnh: thetexanherper.com)

Số lượng ếch giun hiện nay còn khá ít do chúng bị mất môi trường sống ở nhiều nơi.
Số lượng ếch giun hiện nay còn khá ít do chúng bị mất môi trường sống ở nhiều nơi. (Ảnh: Nikolai Orlov)

Chúng đẻ trứng ở gần chỗ có nước.
Chúng đẻ trứng ở gần chỗ có nước. Số lượng trứng trong một lứa có chừng 20 quả được nối với nhau bằng chất nhày và cá thể cái cuốn lấy để bảo vệ trứng khỏi khô đồng thời điều tiết nhiệt độ thích hợp để con non có cơ hội phát triển tốt nhất. (Ảnh: thetexanherper.com)

Loại lưỡng cư độc đáo này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và được luật pháp bảo vệ.
Loại lưỡng cư độc đáo này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và được luật pháp bảo vệ. (Ảnh: Pskhun)

Cập nhật: 18/10/2017 Tổng hợp
  • 4,321
  • 79.313