Các nhà nghiên cứu tại ĐH Helsinki (Phần Lan) đã phát triển một kỹ thuật trong đó máy tính lập mô hình nhận thức thị giác bằng cách theo dõi các tín hiệu não người.
Theo một cách nào đó, nó giống như việc máy tính cố gắng hình dung những gì con người đang nghĩ về. Kết quả của việc hình dung này là máy tính sẽ tạo ra thông tin hoàn toàn mới. Đây là nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sciencetific Report.
Các nhà nghiên cứu gọi phương pháp này là mô hình tạo gene kích thích thần kinh. Tổng cộng có 31 tình nguyện viên đã tham gia vào một nghiên cứu đánh giá hiệu quả của kỹ thuật này. Những người tham gia đã được xem hàng trăm hình ảnh do trí tuệ nhân tạo tạo ra về những người có bề ngoài đa dạng trong khi điện não đồ của họ được ghi lại.
Bằng cách theo dõi tín hiệu não, giao diện máy tính mới tạo ra hình ảnh từ suy nghĩ của con người.
Các đối tượng được yêu cầu tập trung vào những đặc điểm nhất định, ví dụ như những gương mặt trông già nua hoặc đang mỉm cười. Trong khi các tình nguyện viên xem xét một loạt hình ảnh khuôn mặt được trình bày nhanh chóng, thông tin từ điện não đồ của họ được đưa vào một mạng lưới thần kinh nhân tạo.
Tại đây, chúng sẽ được suy luận xem có bất kỳ hình ảnh nào được não đồ phát hiện khớp với những gì các tình nguyện viên đang tìm kiếm hay không.
Dựa trên thông tin này, mạng lưới thần kinh nhân tạo được điều chỉnh ước tính của nó về kiểu khuôn mặt mà mọi người đang nghĩ đến. Cuối cùng, hình ảnh do máy tính tạo ra đã được những người tham gia đánh giá và chúng gần như khớp hoàn hảo với các đặc điểm mà người tham gia đã nghĩ đến. Độ chính xác của thử nghiệm cao tới 83%.
“Kỹ thuật này kết hợp phản ứng tự nhiên của con người với khả năng tạo thông tin mới của máy tính. Trong thử nghiệm, người tham gia chỉ được yêu cầu xem xét các hình ảnh do máy tính tạo ra.
Đến lượt mình, máy tính mô phỏng các hình ảnh được hiển thị và phản ứng của con người đối với các hình ảnh đó bằng cách sử dụng các phản ứng của não người. Từ đó, máy tính có thể tạo ra một hình ảnh hoàn toàn mới phù hợp với ý định của người dùng” – nghiên cứu sinh Tuukka Routsalo của Học viện Nghiên cứu Phần Lan tại ĐH Helsinki, đồng thời là Phó Giáo sư tại ĐH Copenhagen, Đan Mạch cho biết.
Việc máy tính tạo ra hình ảnh về khuôn mặt của con người chỉ là một ví dụ về các ứng dụng tiềm năng của kỹ thuật trên. Một lợi thế thiết thực của nghiên cứu có thể là máy tính có khả năng tăng cường mức độ sáng tạo của con người.
“Nếu bạn muốn vẽ hoặc minh họa điều gì đó nhưng không thể làm được, máy tính có thể giúp bạn đạt mục tiêu của mình. Nó chỉ cần quan sát trọng tâm của sự chú ý và dự đoán những gì bạn muốn tạo ra” – ông Ruotsalo nói. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng kỹ thuật này có thể được dùng để tìm hiểu nhận thức và các quá trình tiềm ẩn trong tâm trí của chúng ta.
“Kỹ thuật này không nhận ra những suy nghĩ mà thay vào đó, phản hồi lại những liên tưởng mà chúng ta có với các phạm trù về tinh thần. Do vậy, mặc dù chúng ta không thể tìm ra danh tính của một “người cao tuổi” cụ thể mà một người tham gia đang nghĩ về, chúng ta có thể hiểu được những gì họ ngầm liên kết với tuổi già. Do đó, chúng tôi tin rằng, nó có thể cung cấp một cách mới để hiểu sâu hơn về các quá trình xã hội, nhận thức và cảm xúc” – nhà nghiên cứu cấp cao Michiel Spape nói.
Theo nhà nghiên cứu Spape, điều này cũng thú vị từ góc độ tâm lý. “Ý tưởng về người cao tuổi của một người có thể sẽ rất khác so với ý tưởng của người khác. Chúng tôi hiện đang khám phá xem liệu kỹ thuật của mình có thể phơi bày các liên tưởng vô thức không, chẳng hạn bằng cách xem liệu máy tính có luôn hiển thị những người già như những người đàn ông hay cười hay không”.
Còn nhiều việc cần làm để nghiên cứu trên được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên, nó đã mở ra nhiều khả năng giúp con người có những đột phá mới trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào y học cũng như tâm lý xã hội.
rước đây, các giao diện não – máy tính tương tự đã có thể thực hiện giao tiếp một chiều từ não sang máy tính, chẳng hạn như đánh vần các chữ cái riêng lẻ hoặc di chuyển các con trỏ. Trên đây là nghiên cứu đầu tiên mà cả bản trình bày của máy tính về thông tin và tín hiệu não đều được mô hình hóa đồng thời bằng trí tuệ nhân tạo. Những hình ảnh khớp với các đặc điểm thị giác mà người tham gia đang tập trung vào, được tạo ra thông qua tương tác giữa phản ứng của não người và mạng lưới thần kinh. |