Máy tính nhận biết sự hấp dẫn của phụ nữ

  •  
  • 1.015

Ông bà ngày xưa có câu nói “Vẻ đẹp ở trong mắt người xem”. Nhưng liệu người ngắm có nhất thiết phải là con người hay không?

Các nhà khoa học của trường Đại học Tel Aviv (TAU) cho rằng không hẳn nhất thiết phải là con người. Amit Kagian – thạc sĩ tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính trường TAU – đã thành công trong việc “dạy” cho máy tính cách thức diễn giải sự hấp dẫn của phụ nữ. Nhưng có một chiều hướng nghiêm trọng hơn cho vấn đề này đó là nó chỉ là sự hư ảo mà thôi. Khám phá chính là bước tiến phát triển trí thông minh nhân tạo cho máy tính. Các ứng dụng khác của phầm mềm này có thể là ở các cuộc giải phẫu thẩm mĩ và tái tạo và các chương trình nhận diện bằng thị giác trên máy tính như các công nghệ nhận diện mặt.

Từ toán học đến mỹ học

“Cho tới nay, các máy tính đã được cài đặt cách thức nhận diện các đặc điểm của khuôn mặt, như sự khác nhau giữa nam và nữ, và thậm chí là khám phá ra được những biểu hiện trên khuôn mặt,” Kagian nói. “Tuy nhiên phần mềm của chúng tôi cho phép máy tính đưa ra những đánh giá về mặt thẩm mỹ học. Gắn kết với những cảm nghĩ và các quá trình suy nghĩ trừu tượng, con người có thể đánh giá được cái đẹp, nhưng họ thường không hiểu được họ đã đi đến kết luận của mình như thế nào."

Ông bà ngày xưa có câu nói “Vẻ đẹp ở trong mắt người xem”. Nhưng liệu người ngắm có nhất thiết phải là con người hay không? (Ảnh: iStockphoto)

Trong bước đầu tiên của cuộc nghiên cứu, 30 người cả nam và nữ được cho xem 100 gương mặt khác nhau của những người phụ nữ Cáp-ca (thuộc chủng tộc người da trắng), đa số là cùng tuổi, và những người này được yêu cầu đánh giá vẻ đẹp của mỗi khuôn mặt đó. Các đối tượng đã đánh giá hình ảnh trên phạm vi từ 1 đến 7, và không thể giải thích tại sao họ lại chọn các căn cứ nào đó. Kagian và các đồng nghiệp của ông sau đó đã đưa vào vi tính và giải trình cũng như lập bản đồ kiểu dáng hình học của các đặc điểm trên khuôn mặt theo phương pháp toán học.

Những đặc điểm phụ như sự cân đối của khuôn mặt, sự láng mịn của làn da và sự mượt mà của màu tóc cũng được đưa vào hệ thống phân tích. Dựa vào những ưu tiên của con người, máy móc “đã học được” mối liên hệ giữa các đặc điểm khuôn mặt và những căn cứ của sự hấp dẫn, và sau đó đưa vào thử nghiệm trên một loạt những khuôn mặt mới.

Kagian cho biết “Máy tính đưa ra những kết quả rất ấn tượng – sự phân hạng của nó cũng giống như sự phân hạng mà con người đưa ra”. Kagian tin rằng đây được xem như một thành tựu nổi bật vì máy tính “đã học được”
hoàn toàn cách thức diễn giải vẻ đẹp thông qua quá trình xử lý những dữ liệu mà nó nhận được trước đó.

Sắc đẹp là vàng

Khái niệm vẻ đẹp có thể được chung quy lại thành dữ liệu nhị phân và được diễn giải bằng một mô hình toán học không có gì là mới mẻ. Cách đây hơn 2.000 năm, nhà thần học, triết học và toán học người Hy lạp Pythagoras đã quan sát được sự liên kết giữa toán học, hình học và vẻ đẹp. Ông giải thích rằng các đặc điểm của các vật thể về vật lý tương ứng với “tỷ lệ vàng” (tỷ lệ lý tưởng) được xem là hấp dẫn nhất.

Kagian nói “Tôi biết nhà triết học Plato gắn kết điều tốt đẹp với cái đẹp. Cá nhân tôi tin rằng một số xác thực trên thế giới về vẻ đẹp có tồn tại trong tự nhiên đó là sự diễn giải thẩm mỹ của sự hiển nhiên toàn cầu. Tuy nhiên do mỗi người chúng ta đều bị mắc kẹt với những thành kiến riêng của con người và những quan điểm bị cá nhân hóa, nên điều này có thể khiến chúng ta bị xao nhãng trong việc tìm kiếm công thức cuối cùng để thấu hiểu hoàn toàn về cái đẹp.”

Kagian – người đã nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của chương trình nghiên cứu đa kỷ luật dành cho những sinh viên suất sắc của trường TAU – cho biết rằng bước kế tiếp sẽ là dạy máy tính cách nhận diện “vẻ đẹp” của nam giới. Điều này có thể sẽ khó khăn hơn. Cuộc nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng có rất ít sự đồng tình chung về việc định nghĩa “vẻ đẹp của nam giới” giữa các đối tượng con người. Và Kagian nói đùa rằng chân dung của chính ông sẽ không phải là một phần của cuộc thí nghiệm.

Ông nói “Có thể tôi sẽ làm nổ tung cái máy đó mất.”

Kagian đã công bố những phát hiện này trong tạp chí khoa học Vision Research (Nghiên cứu tầm nhìn). Các đồng tác giả nghiên cứu công trình này là 2 người giám sát của Kagian: giáo sư Eytan Ruppin và giáo sư Gideon Dror.

THANH TÂM (Theo ScienceDaily, Sở KHCN Đồng Nai)
  • 1.015