Menđêlêep: Tôi thuộc về nhân dân (phần 3)

  •  
  • 1.559

Menđêlêep đã trở thành nhân vật nổi tiếng ở Nga; mỗi khi ra đường thường có rất nhiều người ngưỡng mộ ông đi theo sau. Ông là người có tính cách hào phóng, thẳng thắn, chân thành, không câu nệ các chi tiết vụn vặt, ngay cả với người giúp việc cũng thân tình cởi mở. Menđêlêep là nhiềm kiêu hãnh của giới khoa học Nga, cũng là người thầy được học sinh yêu quý nhất ở trường Đại học Pêtécbua.

Bài giảng của Menđêlêep sinh động, hấp dẫn, hội trường ông giảng bài luôn chật cứng người, thậm chí ngay cả các phòng học xung quanh cũng kín người ngồi nghe. Bài ông giảng nội dung rất rộng. giảng giải kỹ càng, lại thêm kiến thức văn học sâu rộng, ngôn từ xúc tích nên có sức thu hút rất lớn. Mọi người đều nghĩ "Ông giống một nhà diễn thuyết tài ba".

Nhưng chính nhà khoa học được nhiều người ngưỡng mộ như vậy lại bị chính phủ chuyên chế Sa hoàng bài xích.

Một viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Nga mất, theo điều lệ của Viện Hàn lâm khoa học Nga, sau khi khuyết vị trí thì cần bầu bổ sung. Rất nhiều viện sỹ đề nghị bầu đích danh Menđêlêep đồng thời cũng khẳng định: "Menđêlêep đủ tư cách có chân trong Viện Hàn lâm, đây là điều không ai có thể phủ nhận được".

Tuy nhiên, điều mà mọi người không thể ngờ đến là Menđêlêep lại không trúng tuyển vào Viện Hàn lâm khoa học Nga. Kẻ thống trị Viện Hàn lâm khoa học Nga chính là Chính phủ Sa hàng, chính phủ chuyên chế không chỉ biến khoa học tự nhiên như triết học trở thành nô tỳ mà còn muốn biến hoa học tự nhiên cũng trở thành công cụ đắc lực cho họ. Vì Menđêlêep đã từng tham gia biểu tình phản đối Sa hoàng cho nên bọn tay chân của Sa hoàng đã dùng thủ đoạn bỉ ổi để thao túng cuộc bầu chọn.

Menđêlêep cảm thấy bị tổn thương, ông hiểu rất rõ rằng đây không chỉ là tổn thương đối với cá nhân mình mà còn tổn thương đối với nhân dân Nga, đồng thời cũng là tổn thương đối với Chính phủ Sa hoàng vì rằng họ đã miệt thị một cách cực đoan đối với khoa học.

Sau khi tin Menđêlêep không trúng tuyển vào Viện Hàn lâm khoa học truyền đi, đã có rất nhiều nhà khoa học và một số tổ chức tiến bộ tỏ ý phản đối, họ bày tỏ sự ủng hộ đối với Menđêlêep, chỉ trích chính phủ Sa hoàng chuyên chế và xấu xa. Có người đã viết thư gửi Menđêlêep nói: "Thế lực phản độg đen tối không thể bưng bít được tiếng nói của các nhà khoa học". Gần như tất cả các trường đại học ở Nga đều chọn ông làm giáo sư danh dự của trường, rất nhiều Viện Hàn lâm khoa học nổi tiếng như: Viện Hàn lâm khoa học Luân Đôn, Pari,... mời ông làm viện sỹ danh dự, điều này thể hiện sự ủng hộ của giới khoa học trên thế giới đối với ông.

Menđêlêep cảm thấy yên lòng, ông nói: "Tôi hiểu sâu sắc rằng đây không chỉ là niềm vinh dự đối với tôi mà còn là niềm vinh dự đối với nhân dân Nga".

Menđêlêep không được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học, nhưng hoa học không bao giờ chịu phục tùng chính phủ chuyên chế, khoa học là thuộc về nhân dân, các nhà khoa học thuộc về nhân dân. Menđêlêep người không được bầu vào Viện Hàn lâm khoa học khi bước lên bục giảng Đại học Pêtécbua, học sinh của ông đã đón ông bằng những tiếng vỗ tay vang dội, nó thể hiện sự kính trọng của họ đối với ông, tiếng hoan hô như tiếng sấm, đó là tình yêu của học sinh đối với ông - người giáo sư đáng kinh Menđêlêep.

Menđêlêep cảm thấy vô cùng vinh dự và trách nhiệm trước lịch sử cũng hết sức nặng nề. "Gieo trồng hạt, giống khoa học để nhân dân có mùa màng bội thu", đâylà câu nói mà Menđêlêep mãi mãi khắc cốt ghi xương.

"Khi hạt giống khoa học được gieo xuống đã nảy mầm, nó sẽ đem lại hạnh phúc cho nhân dân"
Menđêlêep

-------------------------------------------------------------------
Hết.
Trở lại Phần 2: "Menđêlêep: Dũng cảm bay vào không trung"
Trở lại phần 1: "Dự đoán kỳ diệu - Bảng tuần hoàn Menđêlêep ra đời"

H.T sưu tầm
  • 1.559