Mẹo bảo quản đồ điện gia dụng trong mùa nồm ẩm

  •  
  • 2.117

Vào tiết trời nồm ẩm không chỉ sàn nhà "đổ mồ hôi" mà ngay cả những đồ điện gia dụng cũng dễ bị chập điện. Dưới đây là mẹo hay để bảo quản.

>> 8 mẹo chống nồm ẩm rẻ tiền mà hiệu quả

>> Mẹo giặt và phơi quần áo nhanh khô khi trời mưa ẩm

Hướng dẫn chống ẩm cho đồ điện gia dụng

1. Đồ điện 

Các đồ điện tử như ti vi, đầu đọc đĩa, ampli… thường rất nhạy cảm với khí hậu ẩm thấp. Bởi vậy vào mùa nồm, rất nhiều thiết bị gặp phải hiện tượng hư hỏng, chập cháy, đầu đọc không nhận đĩa… Nguyên nhân là không khí ẩm tích tụ thành nước trong máy, gây phóng điện, chập, bẩn mắt đọc… Để khắc phục tình trạng này bạn cần cắm thiết bị liên tục ở chế độ chờ (standby). Chỉ cần duy trì việc cắm điện để ở chế độ chờ sẽ giúp nguồn điện trong máy liên tục hoạt động, sinh nhiệt, sấy thiết bị không bị ẩm, giúp các thiết bị không “dính” các hiện tượng nêu trên. Ngoài ra bạn cũng nên duy trì mỗi ngày để dàn máy hoạt động một vài tiếng.

Mẹo bảo quản đồ điện gia dụng trong mùa nồm ẩm
Các đồ điện tử như ti vi, đầu đọc đĩa, ampli… thường rất nhạy cảm với khí hậu ẩm thấp.

Với các thiết bị nhạy cảm như đầu đọc đĩa, nếu máy không nhận đĩa bạn đừng quá lo lắng. Hầu hết nguyên nhân đều do thiết bị gặp ẩm, bạn chỉ cần mở vỏ máy, sử dụng máy sấy tóc và sấy khô bên trong.

2. Máy ảnh

Máy ảnh và các loại ống kính là thiết bị rất nhạy cảm với thời tiết, đặc biệt là hệ thống ống kính rất dễ bị nấm mốc khi gặp thời tiết nồm ẩm. Để phòng chống hiện tượng này, bạn nhất thiết nên có hệ thống hút ẩm cho thiết bị.

Nếu có nhiều thiết bị, bạn cần mua một tủ chống ẩm khoảng 30-40 lít (giá trên thị trường hiện nay khoảng trên dưới 2 triệu đồng), nếu thiết bị có ít, bạn chỉ cần mua một hộp chống ẩm dung tích khoảng 20 lít (giá trên thị trường khoảng trên dưới 1 triệu). Ngoài ra, bạn có thể cho thiết bị vào thùng kín và mua cục hút ẩm (khoảng 200 nghìn đồng), hoặc thắp sáng liên tục bằng một bóng đèn sợi đốt công suất khoảng 20-25w để sấy thiết bị.

Cách chống ẩm cho phòng có đồ điện gia dụng

Trong mùa nồm ẩm, nếu phòng quá ẩm (nước đọng thành từng bãi nhỏ trên tường hoặc sàn) sẽ gây hiện tượng chập cháy thiết bị. Bạn cần kê thiết bị cách xa các bức tường hoặc góc nhà vì lúc này tường "đổ mồ hôi" rất ướt. Trong những trường hợp này bạn nên cẩn thận bởi thiết bị điện rất dễ bị rò điện cao áp, gây giật rất nguy hiểm. Nên giữ trẻ nhỏ tránh xa các thiết bị điện. Các loại máy móc không nên kê trực tiếp xuống đất mà nên kê cao ráo, cách xa những vùng tụ nước.

Trời nồm ẩm bạn không nên mở cửa, bật quạt, vì khi đó khí ẩm sẽ vào phòng, gây hiện tượng tụ nước càng nhiều. Nên khắc phục bằng cách đóng kín cửa, thưởng xuyên dung giẻ khô lau các nơi ẩm thấp.

Dùng khăn khô lau nhà

Mẹo bảo quản đồ điện gia dụng trong mùa nồm ẩmHãy dùng khăn khô, khăn có độ xốp để lau nhà.

Hãy dùng khăn khô, khăn có độ xốp để lau nhà và lau nhiều lần để tránh ẩm ướt thay vì cây lau nhà nhúng sũng nước.

Giữ khoảng cách với những chỗ có thể gây đọng nước

Để bảo quản đồ điện tử trong thời tiết nồm ẩm, bạn nên chú ý đặt các vật dụng cách xa những nơi có thể gây đọng nước như sàn nhà, tường, mặt kính…

Tivi, loa, máy tính... không nên đặt trực tiếp trên mặt sàn, nếu để sát tường bạn nên tạo khoảng cách 10cm để không khí có thể lưu thông, đồng thời giúp các thiết bị này tản nhiệt tốt hơn.

Duy trì sử dụng

Kể cả khi không có nhu cầu bạn cũng nên bật tivi, máy nghe nhạc, loa... mỗi ngày một lần và mỗi lần khoảng 10-15 phút. Điều này giúp các thiết bị điện tử tự sản sinh nhiệt, hạn chế được tình trạng đọng nước.

Hoặc thay vì ngắt hẳn nguồn, bạn có thể để thiết bị điện tử ở chế độ chờ trong một khoảng thời gian nhất định. Khi ở chế độ chờ, các thiết bị này không tắt hẳn, điều này cũng giúp sinh nhiệt và đặc biệt là tiết kiệm điện năng so với việc phải bật các thiết bị khi bạn không có nhu cầu.

Cập nhật: 04/03/2022 Theo PhunuToday/mediamart
  • 2.117