Google Maps hoạt động như thế nào?

  •  
  • 7.732

Google Maps đã trở thành một phần thiết yếu của internet trong một thập kỷ trở lại đây, nhưng rất ít người biết cách thức hoạt động của nó như thế nào. Còn đối với những người còn lại, nó gần giống như một phép màu.

Lấy ví dụ, làm thế nào Google có thể tạo ra một bản đồ chính xác đến như vậy cho từng vùng miền? Làm sao nó có thể thu thập nhiều dữ liệu như vậy? Ai làm việc để giữ cho Google Maps được duy trì và cập nhật? Thêm vào đó là những câu hỏi về hệ thống điều kiện giao thông thời gian thực, tốc độ giới hạn tạm thời, và giờ mở cửa của các doanh nghiệp lân cận?

Bằng một cách nào đó mà những chức năng phức tạp này hoạt động quá tốt, đó là lý do dẫn đến việc quá nhiều người trong chúng ta phụ thuộc vào nó trong công việc di chuyển hàng ngày. Vì vậy đã đến lúc bạn cần biết về cách thức hoạt động của công cụ này. Bài viết dưới đây sẽ vén màn điều kỳ diệu này.

Tại sao Google lại cho ra đời Maps?

Nhiệm vụ đại chúng của Google là “tổ chức thông tin về thế giới và làm nó có thể truy cập cũng như hữu ích trên toàn cầu”. Nhiều, những không phải là tất cả, dự án ngày nay của Google tập trung vào nhiệm vụ này, một nhiệm vụ phụ thuộc vào việc thu thập, tổ chức và hiểu được hàng triệu gigabyte dữ liệu.

Google Maps thu thập một lượng thông tin ngoại tuyến khổng lồ và sau đó công bố chúng trực tuyến.
Google Maps thu thập một lượng thông tin ngoại tuyến khổng lồ và sau đó công bố chúng trực tuyến.

Nhưng những thông tin mà Google đang cố tổ chức không chỉ trực tuyến. Rất nhiều trong số đó ngoại tuyến. Trong cuộc nói chuyện với The Atlantic, Manik Gupta, giám đốc quản lý sản phẩm của Google Maps, giải thích: “Khi cuộc sống của chúng ta càng được cải thiện, chúng ta đang cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa những gì chúng ta thấy trong đời thực và [những gì chúng ta thấy trực tuyến], và Maps thực sự đóng vai trò này".

Ở mức cơ bản nhất, Google Maps thu thập một lượng thông tin ngoại tuyến khổng lồ và sau đó công bố chúng trực tuyến. Chúng ta đang nói về những thứ như mạng lưới đường cao tốc, những biển báo giao thông, những tên đường và tên doanh nghiệp. Và trong tương lai, có thể Google Maps còn làm được nhiều hơn thế nữa.

Thu thập dữ liệu cho Google Maps

Khi nói đến việc thu thập dữ liệu để giúp duy trì và cải thiện Google Maps, có vẻ như không bao giờ là đủ- và còn ấn tượng hơn khi không có thông tin nào có tuổi đời quá 3 năm. Đây là một dự án thực sự rất lớn.

Map Partner

Để giúp sức cho sự cố gắng này, Google cộng tác với: “những nguồn dữ liệu toàn diện và chính xác nhất” thông qua chương trình Base Map Partner Program. Một lượng lớn các cơ quan nộp những dữ liệu vector chi tiết đến Google, một vài cái tên có thể kể đến là: Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ, Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, bên cạnh đó còn rất nhiều đơn vị khác.

Những dữ liệu này được dùng để xác định những đường ranh giới và sông ngòi bị thay đổi, hiển thị những con đường mới và nhiều thứ khác, và điều này giữ “bản đồ cơ bản” luôn được cập nhật tốt nhất có thể.

Street View

Google Street View là một chuyến hành trình không bao giờ kết thúc. Với một lượng cực lớn những phương triện di chuyển trên toàn thế giới, mục tiêu của họ là lặp lại việc di chuyển trên tất cả những con đường mà họ tìm thấy và chụp những bức ảnh 360 độ mọi nơi mà họ đến.

 Google hiển thị những hình ảnh Street View của họ lên trên bản đồ cơ bản.
Google hiển thị những hình ảnh Street View của họ lên trên bản đồ cơ bản.

Dựa trên công nghệ GPS được tích hợp trên những phương tiện đó, Google hiển thị những hình ảnh Street View của họ lên trên bản đồ cơ bản.

Street View làm được nhiều điều hơn chỉ là một bức tranh toàn cảnh về những con đường và địa điểm được khâu lại. Sử dụng công nghệ nhận diện ký tự quang học (OCR) luôn được cải thiện, Google có thể “đọc” được những thứ như bảng hiệu đường, biển báo giao thông, và tên doanh nghiệp.

Những thứ OCR đọc được sẽ được xử lý và chuyển thành dữ liệu điều hướng mà Google Maps có thể kết hợp vào cơ sở dữ liệu của nó. Nếu tên của một con đường đã bị thay đổi kể từ lần cuối nó được chụp, một bức ảnh Street View mới hơn sẽ phát hiện ra. Đây cũng (một phần) là cách mà Google xây dựng một cơ sỡ dữ liệu chi tiết về doanh nghiệp địa phương khổng lồ.

Những vệ tinh

Một lớp khác của Google Maps và tầm nhìn từ vệ tinh. Đây là một bản phối gần gũi với Google Earth, kết hợp những tấm ảnh chụp từ vệ tinh có độ phân giải cao với nhau.

Những hình ảnh này được đối chiếu chéo với những lớp khác của dữ liệu, như của Street View và các Map Partners. Điều này giúp Maps thu thập những thay đổi về địa lý, những công trình mới hay được tu sửa, vân vân…

Những dịch vụ vị trí

Không có nhiều thông tin có sẵn về cách chính xác mà Google sử dụng những dịch vụ địa điểm di động để giữ Maps luôn được cập nhật kịp thời, nhưng rõ ràng là nó đóng một vai trò quan trọng.

Đúng vậy, nếu Google có quyền truy cập vào dữ liệu vị trí được thu thập bởi smartphone của bạn, bạn là một phần trong hệ thống cải thiện và mở rộng Maps của Google.

Maps có thể giả định rằng có sự sai lệch, và sẽ theo đó mà điều chỉnh hướng đi.
Maps có thể giả định rằng có sự sai lệch, và sẽ theo đó mà điều chỉnh hướng đi.

Dữ liệu vị trí của bạn có thể được sử dụng vào những việc như cập nhật tình hình giao thông thời gian thực, ước lượng tốc độ giao thông hiện thời, xác định độ sai lệch. Nếu một tuyến đường thường ngày đông đúc nhưng hiện tại lại cực vắng, Maps có thể giả định rằng có sự sai lệch, và sẽ theo đó mà điều chỉnh hướng đi.

Google cũng sử dụng dữ liệu này để ước lượng những giờ mà những ngành khác nhau bận rộn. Nó làm điều này bằng cách theo dõi lưu lượng người đi bộ trong những toà nhà riêng biệt. Có vẻ như hơi rùng rợn, nhưng nó là một nỗ lực khác để mang những thông tin ngoại tuyến lên trực tuyến.

Những người dùng Google Maps

Google Map Maker là một phương tiện khác của Google để thực hiện thu thập dữ liệu đám đông cho Maps, và đây là một chương trình đã có từ 2008.

Hoạt động với nhiều điểm giống với OpenStreetMap. Google Map Maker cho phép bất cứ ai cũng có thể đóng góp những hiểu biết địa phương của họ cho Google Maps. Tin tốt là hầu hết chức năng này đã được tự tích hợp vào Maps, và Maps Maker sẽ được đóng lại vào năm nay khi sự chuyển đổi đã hoàn tất.

Người dùng có thể chỉnh sửa bản đồ của Google với sự đóng góp của chính mình.
Người dùng có thể chỉnh sửa bản đồ của Google với sự đóng góp của chính mình.

Một cách ngắn gọn, người dùng có thể chỉnh sửa bản đồ của Google với sự đóng góp của chính mình. Bạn có thể thêm và chỉnh sửa những địa điểm, những con đường mới và nhiều thứ khác. Và nếu bạn nghĩ mình có thể trốn thoát sau khi cố tình phá hoại, hãy nghĩ lại: những chỉnh sửa của người dùng có thể được xem lại bởi những người dùng khác.

Điều này có nghĩa là có một lực lượng cực lớn những người biên tập giữ cho Google Maps được cập nhật 24/7. Điều này đặc biệt hữu dụng để đưa những nơi-khó-đến lên bản đồ và để thu thập những hiểu biết mà mặt khác nằm ngoài tầm với hoặc để ý của Google.

Những hướng dẫn địa phương

Giống như lực lượng biên tập viên, Google cũng có hàng triệu Local Guides. Local Guides là một tính năng làm gợi nhớ đến Foursquare và là nỗ lực của Google để thu thập một lớp dữ liệu chủ quan hơn để đặt lên trên lớp bản đồ cơ bản của mình.

Khi bạn đang ở trong Google Maps, đến với phần My Contributions và bạn có thể tìm kiếm những địa điểm khác nhau trong khu vực của mình. Bằng cách để lại một nhận xét, trả lời vài câu hỏi, và đăng tải một bức ảnh, bạn có thể đóng góp thêm vào lớp dữ liệu thêm này.

Những hiểu biết địa phương này giúp Maps biết được những thứ như cảm nhận về một quán café, một khách sạn có bãi đậu xe hay không, hoặc một nhà hàn có món chay hay không. Đổi lại những đóng góp này, những người dùng có thể nhận được những phần thưởng như được tăng dung lượng của Google Drive.

Làm dữ liệu trở nên có nghĩa

Như bạn có thể thấy, lượng dữ liệu được thu thập bởi Google là khổng lồ như thể nào và chúng ta vẫn chưa chạm đến những sự kết hợp dịch vụ khác.

Những lớp dữ liệu này, khi được xử lý, là thứ sẽ cho chúng ta quyền truy cập đến tất cả những thông tin tìm thấy trên Google Maps. Nhưng điều gì sẽ làm cho tất cả những dữ liệu này có nghĩa?

Nó cũng tương tự như những loại thuật toán đã khiến Google trở thành ông hoàng như hiện nay. Những thuật toán này, có vẻ như cực kỳ phức tạp và tuyệt mật, hoạt động để làm sạch dữ liệu, tìm ra những sự mâu thuẫn, và kết hợp tất cả chúng lại với nhau để làm chúng có ích hơn.

Google có những đội ngũ trên khắp thế giới để giữ mọi thứ được cập nhật ở những đất nước mà nó có mặt.
Google có những đội ngũ trên khắp thế giới để giữ mọi thứ được cập nhật ở những đất nước mà nó có mặt.

Lấy ví dụ, khi Street View quét những hình ảnh biển hiệu đường và những tên doanh nghiệp, những thuật toán có thể cố gắng tạo ra những mạng lưới đường bằng cách phiên dịch những biển hiệu đường. Cùng lúc đó, dữ liệu vị trí sẽ được đưa vào để tìm ra tuyến đường ngắn nhất từ A đến B.

Mặc dù những thuật toán luôn được cải thiện, chúng chỉ có thể làm được đến đó, vì vậy tất cả những dữ liệu này cũng được tham gia xử lý bởi rất nhiều người. Nếu có thứ gì đó mà những thuật toán của Google không thể tìm ra ý nghĩa đằng sau, một thành viên trong đội sẽ xem xét và giải quyết nó.

Thông thường, những logic đường giao nhau được nhập vào bằng tay và những con đường mới được tự con người đưa về đúng chỗ. Điều này bởi vì đôi khi cách tốt nhất để hiểu được những thứ được trông thấy trên đường là giao nhiệm vụ này cho một con người.

Không cần phải bàn cãi, đây là một nhiệm vụ thực sự to lớn. Đó là lý do mà Google có những đội ngũ trên khắp thế giới để giữ mọi thứ được cập nhật ở những đất nước mà nó có mặt.

Khi có một sai sót trên Google Maps

Mỗi ngày, một lượng lớn sự thay đổi được áp dụng lên Google Maps. Một vài trong số này có thể là sự thêm vào những địa điểm và con đường mới trong khi những thay đổi khác có thể gây ra lỗi.

Nhiều trong những lỗi này được sửa ngẫu nhiên bởi những thành viên của cộng đồng: Chỉnh sửa miêu tả về địa điểm, thêm những tuyến đường, và hơn thế nữa. Nhưng trên tất cả, Google có một đội ngũ với quy mô lớn những con người làm việc với hàng ngàn bản báo cáo được nộp lên Google mỗi ngày.

Mỗi ngày, một lượng lớn sự thay đổi được áp dụng lên Google Maps.
Mỗi ngày, một lượng lớn sự thay đổi được áp dụng lên Google Maps.

Mặt tốt của những báo cáo này là nó được xem xét và thực thi bằng tay. Việc này được thực hiện với Atlas, chương trình chỉnh sửa bản đồ của chính Google. Những tuyến đường mới được vẽ bằng tay, những con đường được kết nối, những tòa nhà mới được đưa lên bản đồ, v.v.

Đây là một dự án khổng lồ không bao giờ kết thúc. Với hàng ngàn những con đường mới được xây dựng mỗi ngày và những thành phố thay đổi luật giao thông khi cần thiết, Google Maps sẽ luôn trong tình trạng chiến đấu để giữ mọi thứ được chính xác.

Google Maps: Một trọng trách lớn lao

Trong khi Google thường được coi “chỉ là một bản đồ khác”, chúng ta đã hơi xem thường những lớp dữ liệu khổng lồ của nó. Tất cả những điều trên kết hợp lại với nhau và tạo ra một dịch vụ mà nhiều người trong số chúng ta đang trở nên phụ thuộc vào – một dịch vụ dẫn đầu, bỏ rất xa những đối thủ của mình.

Từ việc di chuyển hàng triệu dặm, sử dụng những thuật toán cực kỳ phức tạp, đòi hỏi lượng nguồn nhập vào từ con người khổng lồ, Google Maps là thứ gì đó đáng ngưỡng mộ.

Google Maps đã được lên kế hoạch để đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất xe tự lái của hãng.
Google Maps đã được lên kế hoạch để đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất xe tự lái của hãng.

Tất nhiên là Google vẫn chưa dừng ở đây. Google Maps đã được lên kế hoạch để đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất xe tự lái của hãng. Và càng nhiều thông tin mang tính chủ quan, những hình ảnh và video được liên kết với Maps, ứng dụng này có thể trở thành bản hướng dẫn của thế giới chứ không chỉ là bản đồ thế giới như hiện nay.

Cập nhật: 30/08/2024 Theo congngheviet
  • 7.732