Một cơ quan giả bắt chước những gì xảy ra trong một cái chớp mắt

  •  
  • 580

Con mắt giả này có thể được sử dụng để thử nghiệm các biện pháp điều trị các bệnh về mắt.

Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu sử dụng các tế bào của người để tạo ra một mô hình mắt được trang bị mí mắt giả có thể bắt chước động tác chớp mắt. Con mắt tổng hợp này có thể được sử dụng để nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp điều trị cho các bệnh về mắt, theo báo cáo của các nhà nghiên cứu ngày 16 tháng Hai trong một hội nghị tin tức tại buổi họp thường niên của Hiệp hội vì Tiến bộ Khoa học Hoa Kỳ.

Một cơ quan nhân tạo mới đem lại ý nghĩa mới cho cụm từ “làm mắt”.
Một cơ quan nhân tạo mới đem lại ý nghĩa mới cho cụm từ “làm mắt”.

Han Huh, một kĩ sư sinh học tại Đại học Pennsylvania, và các đồng sự đã nuôi trồng một vòng các tế bào kết mạc – mô bao phủ lòng trắng của mắt – quanh một vòng các tế bào giác mạc trên một nền hình kính áp tròng. Một mí mắt giả được tạo ra từ một lớp màng hydrogel mỏng đóng và mở để đưa nước mắt đến các tế bào.

Con mắt nhân tạo này có thể giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về bệnh khô mắt, căn bệnh ảnh hưởng đến khoảng 16 triệu người trưởng thành ở Mỹ. Những người bị khô mắt không sản sinh đủ nước mắt hoặc không thể tạo ra nước mắt bằng thành phần hóa học phù hợp để giữ cho mắt ướt. Đội nghiên cứu của Huh có thể tạo ra những triệu chứng của bệnh khô mắt cho cơ quan nhân tạo này bằng cách khiến nó chớp mắt ít hơn bình thường, từ đó thiết bị này có thể được sử dụng để kiểm tra độ an toàn và hiệu quả của thuốc nhỏ mắt mới.

Mắt giả chớp mắt
Mắt giả chớp mắt - (Ảnh từ Phòng thí nghiệm Dan Huh/Đại học Pennsylvania).

Theo Huh, loại cơ quan nhân tạo này cũng có thể được sử dụng để nghiên cứu các bệnh về mắt khác, như loét giác mạc.

Cập nhật: 24/02/2018 Theo Dân Trí
  • 580