Theo một nghiên cứu mới của Mỹ được đăng trên tạp chí “The Lancet”, nếu một con virus nguy hiểm tương tự như virus gây dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 lại xuất hiện hôm nay, nó có thể gây tử vong đến 81 triệu người trên thế giới.
Nghiên cứu trên dựa vào tỉ lệ tử vong từ 51 triệu đến 81 triệu người với ước tính trung bình là 62 triệu người. Để đạt những con số này, Tiến sĩ Chris Murray và các cộng sự thuộc Trường Đại học Harvard đã xem xét tất cả các sổ khai tử từ năm 1914 đến năm 1923 thuộc 27 nước, đặc biệt là từ 24 bang của Mỹ và 9 tỉnh ở Ấn Độ.
Sau đó các nhà nghiên cứu đã so sánh số người chết trong cơn đại dịch với số trung bình của những người bị tử vong trước và sau đại dịch, rồi áp dụng các dữ liệu này ở các cư dân trên thế giới từ năm 2004.
Họ đã bất ngờ khi phát hiện những mất mát lớn ở các vùng này với sự thay đổi tỉ lệ tử vong từ 1 đến 30%. 96% những người chết xuất thân từ các nước đang phát triển. Dữ liệu này chứng minh chỉ riêng bộ gien của con virus không thể giải thích số người chết trong một vùng. Việc xác dịnh các yếu tó khác nhau có thể giúp tránh một thảm họa tương tự trong tương lai.
Trước mối đe dọa cùa virus H5N1 gây bệnh cúm gia cầm và cuối năm 2003, cộng đồng quốc tế đã lập kế hoạch chống sự lây nhiễm bệnh.
Các hệ thống thuốc men được cải thiện hơn so với thế kỷ trước, các loại thuốc chống virus và kháng sinh không có từ năm 1918, có thể giúp chống bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên các nước đang phát triển lại không được tiếp cận với những tiến bộ này.
Dịch cúm năm 1918 đã giết chết ít nhất 40 triệu người trên thế giới
(Ảnh: kikomusic)