Việc chế tạo thành công một loại vắc xin hiệu nghiệm chống H5N1, cùng với sự tích trữ thuốc kháng vi rút, là một trong số ưu tiên mà tất cả các Chính phủ trên thế giới mong ước trong cuộc đấu tranh chống đại dịch cúm gia cầm.
Tạp chí y học The Lancet vừa cho công bố trong ngày 2/2/2006 về thử nghiệm có triển vọng của một mẫu vắc xin chống H5N1, chủng vi rút cúm gia cầm đã tái xuất hiện năm 1997 ở Hồng Kông và là nguyên nhân gây ra dịch cúm gia cầm hiện thời ở Đông Nam Á và Thổ Nhĩ Kỳ.
Suryaprakask Sambhara, nhà nghiên cứu ở trung tâm kiểm soát và phòng bệnh (CDC) bang Atlanta và Suresh Mital thuộc trường đại học Purdue (bang indiana) thông báo đã thành công trong việc phát triển một loại vắc xin chống đại dịch, chống được nhiều chủng riêng biệt H5N1 trên chuột bằng công nghệ di truyền.
Vắc xin cúm gia cầm do Pháp sản xuất.
Virút cúm gia cầm có tính gây bệnh cao là nguyên nhân của khoảng 152 ca bệnh trên người do các phòng thí nghiệm đối chứng xác nhận, với tỷ lệ gây tử vong cao hơn 50% kể từ năm 2004.
Một sự kết hợp di truyền giữa virút gia cầm và virút trên người, hoặc các sự đột biến của virút H5N1 gây dịch trên gia cầm hiện thời có thể tạo ra một chủng virút mới.
Một loại virút như thế có khả năng lây truyền giữa người và người và gây ra đại dịch.
Liều lượng lắp lại và đậm đặc
Hiện thời để chốn lại virút H5N1, một số vắc xin đã được phát triển nhưng tỏ ra có được ít tính bảo vệ cao với đối tượng đã được thử nghiệm: không những loại vắc xin này chỉ đưa được lượng kháng thể nhỏ vào cơ thể, nhưng dù có tiêm chủng lặp lại và với liều lượng đậm đặc cũng cho kết quả khiêm nhường. Hon nữa, chỉ nên coi là loại vắc xin tiền đại dịch hoàn toàn không có hiệu lực chống lại virút đã thích ứng với người trong tương lai.
Nghiên cứu virus H5N1 trong phòng thí nghiệm (Ảnh từ trang web nước ngoài). |