Các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng vẫn còn đến 95% giá trị năng lượng, việc tái chế không chỉ giúp khai thác giá trị năng lượng một cách đáng kể mà còn giảm khối lượng và độc tính phóng xạ của chất thải hạt nhân.
Vì vậy, chu kì nhiên liệu hạt nhân chỉ qua một lần sử dụng như hiện nay ở Mỹ là một sự lãng phí năng lượng rất lớn.
Những thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng được giữ trong hồ mát tại nhà máy
hạt nhân ở Yongbyon, Triều Tiên năm 2003 (Ảnh: msnbc)
Phát biểu trong hội nghị thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học, Nguyên Chủ tịch Ủy ban điều tiết hạt nhân khẳng định, bỏ qua việc tái chế nhiên liệu hạt nhân là bỏ qua cơ hội tăng cường an ninh năng lượng và tầm ảnh hưởng với những nước khác.
T.S Dale Klein - Phó GĐ Viện năng lượng Austin cho hay, trong khi Mỹ chưa tham gia vào công cuộc tái chế nhiên liệu hạt nhân, các nước khác như Pháp, Nhật, Anh, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã dành ra những nguồn lực đáng kể cho chương trình của mình.
Theo đó, lý do lớn nhất chống lại việc tái chế nhiên liệu hạt nhân ở Mỹ là lo ngại phát triển vũ khí hạt nhất. Tuy nhiên, Klein cho rằng, lo ngại này hoàn toàn thiếu cơ sở. "Sự thật là plutonium trong nhiên liệu hạt nhân tái chế phân hạch nhưng không quốc gia nào chế tạo vũ khí hạt nhân bằng plutonium thứ cấp được lấy từ nhiên liệu hạt nhân đã bị đốt cháy" - Klein cho biết.
Ngoài ra, theo Klein, nhiều người còn "hoang tưởng" rằng, rất khó để lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng một cách an toàn. Tại Mỹ, các đơn vị điều hành nhà máy năng lượng hạt nhân tiếp tục trữ những thanh nhiên liệu hạt nhân qua sử dụng tại một địa điểm trong các hồ nước trước khi chuyển chúng sang lưu trữ trong các thùng khô. Mặc dù vẫn có một vài tranh cãi nhưng công tác lưu trữ hiện nay được đa số chấp nhận là an ninh và đảm bảo.
Việc thiết lập chương trình tái chế hạt nhân sẽ đòi hỏi sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân bên cạnh sự điều phối của Quốc hội và một điều lệ để quản lý nhiên liệu kéo dài hàng thập kỉ, Klein khẳng định.