Cục khảo sát địa chất Mỹ vừa mới phát hiện một mỏ Urani khổng lồ tại miền Nam bang Texas với trữ lượng lên tới 90.700 tấn.
Mỹ vốn phải nhập khẩu đến 90% trữ lượng Urani sử dụng cho các nhà máy điện nguyên tử của mình, chỉ tính riêng trong năm 2014. Mặc dù vậy, vấn đề này có thể sẽ biến mất khi Cục khảo sát địa chất Mỹ vừa mới phát hiện một mỏ Urani khổng lồ tại miền Nam bang Texas với trữ lượng lên tới 90.700 tấn. Nếu tính theo tỷ giá Urani tính đến tháng 3/2015 trên thế giới là khoảng 160 USD/kg thì giá trị của mỏ Urani này rơi vào khoảng 14,5 tỷ USD.
Trữ lượng urani này đủ cho các lò phản ứng sử dụng trong 5 năm liên tục.
Với việc điện hạt nhân đang chiếm khoảng 19% sản lượng điện quốc gia, các chuyên gia năng lượng Mỹ đã ước tính trữ lượng khổng lồ này sẽ đủ cho các lò phản ứng sử dụng tự túc trong vòng 5 năm liên tục. Với số lượng lò phản ứng vượt trội so với phần còn lại của thế giới, Hoa Kỳ luôn gặp khó khi phải nhập Urani của nước ngoài khi mà sản lượng nguyên tố phóng xạ này trong nước chỉ cung cấp đủ 6% nhu cầu thực sự nên việc phát hiện ra trữ lượng khổng lồ như vậy sẽ giúp quốc gia này giảm 1 phần gánh nặng về kinh tế. Hiện tại, 1/4 lượng Urani nhập khẩu của Mỹ đến từ Kazakhstan.
Quặng urani là các tích tụ khoáng vật Urani trong vỏ Trái Đất có thể thu hồi đem lại lợi nhuận. Urani là một trong những nguyên tố phổ biến trong vỏ Trái Đất hơn bạc gấp 40 lần và hơn vàng gấp 500 lần. Nó được tìm thấy hầu như ở khắp nơi trong đá, đất, sông và đại dương. Một thách thức đó là tìm kiếm những khu vực có đủ hàm lượng để có thể khai thác được. Quặng Urani phân bố trên tất cả các lục địa, các mỏ lớn nhất được phát hiện ở Úc, Kazakhstan, và Canada.
Đến nay, các mỏ có chất lượng cao chỉ được tìm thấy trong vùng bồn trũng Athabasca của Canada. Các mỏ Urani thường được phân loại dựa trên đá chứa chúng, đặc điểm cấu trúc, và khoáng vật học. Sơ đồ phân loại được sử dụng rộng rãi nhất do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thành lập và chia các mỏ thành 15 nhóm.