Theo chuyên gia dinh dưỡng, không có cơ sở khoa học cho thấy hàu nấu chín nghèo dinh dưỡng hơn ăn sống.
Hàu chứa nhiều kẽm, nhiều loại men tiêu hóa, các vitamin (D, B11, B1, B2, B2, C…), khoáng chất (sắt, đồng, kali, photpho…) rất tốt cho cơ thể; đặc biệt hàm lượng axít béo omega-3 cao. Một con hàu cỡ vừa chứa khoảng 5,3 mg kẽm. Vì thế, hàu là thực phẩm rất tốt cho cả người lớn, trẻ em, đặc biệt là nam giới. Hơn thế nữa, cơ thể không tự tổng hợp ra được omega-3 nên việc bổ sung từ chế độ ăn hàng ngày là rất quan trọng.
Ngoài ra, vitamin B12 cũng rất dồi dào trong hàu. Một khẩu phần 6 con hàu là đã cung cấp lượng B12 gấp 5 lần nhu cầu hàng ngày của một người bình thường. B12 có vai trò quan trọng đối hệ thần kinh và việc thiếu B12 có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm hoặc chứng mất trí như Alzheimer.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hàu cũng như nhiều hải sản khác rất giàu kẽm tốt cho mọi người. Lý do, kẽm liên quan đến hơn 200 enzym trong cơ thể.
Hàu cũng là nguồn protein tốt khi chứa đủ cả 9 loại acid amin thiết yếu đối với cơ thể. Ngoài ra, hàu cũng rất giàu chất chống oxy hoá.
Chỉ nên ăn hàu sống khi chắc chúng an toàn.
Nhiều người thường chọn ăn hàu sống vì cho rằng bổ dưỡng hơn chín, tuy nhiên phó giáo sư Lâm khuyến cáo chỉ nên ăn hàu sống khi chắc chúng an toàn. "Không có cơ sở khoa học nào cho thấy ăn hàu, hải sản nấu chín nghèo dinh dưỡng hơn ăn sống", bà Lâm nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, chanh hay rượu, mù tạt ăn kèm hoàn toàn không có tác dụng diệt khuẩn. Chính vì vậy, chỉ ăn hàu đã chế biến là điều cần thiết và an toàn với sức khỏe. Việc nấu chín trên 90 độ C trong tối thiểu 90 giây sẽ tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn và virus gây bệnh.
Kẽm trong thực phẩm có sức bền nhất định, trong 3-6 tháng bảo quản thực phẩm đúng cách thì hàm lượng kẽm gần như vẫn còn nguyên.
“Thay vì ăn sống bạn có thể nấu chín để phòng tiêu chảy, ngộ độc và nhiễm ký sinh trùng từ các loại hải sản này, nhất là trong điều kiện an toàn thực phẩm tại Việt Nam", phó giáo sư Lâm nói.
Bên cạnh đó, hàu tiêu thụ nguồn thức ăn ở những khu vực khác nhau nên khó tránh khỏi tình trạng bị ô nhiễm. Vì thế, nên mua hàu ở những cơ sở uy tín.
Ngoài hàu thì các loại hản sản khác như tôm, cua, cá, thịt bò, các loại rau có màu đậm… cũng giàu kẽm. Dù vậy, mọi thực phẩm đều có những lợi ích và cả nguy cơ bất lợi khi sử dụng không hợp lý, quá ít hoặc quá nhiều. Do đó nên sử dụng hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm, phối hợp cả thực phẩm nguồn gốc động vật và thực phẩm nguồn gốc thực vật trong từng món ăn, từng bữa ăn để có chế độ ăn hợp lý giàu dinh dưỡng.
Tránh ăn hàu tại những vùng biển nước ấm vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 8, vì nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Hàu từ vùng biển nước lạnh thường mất ba đến bốn năm mới trưởng thành, do đó có hương vị và kết cấu hoàn hảo hơn. Hàu nước lạnh sẽ ngon quanh năm.
Một khay hàu sống chất đầy đá có thể tạo nên hiệu ứng đẹp mắt cho bàn tiệc, tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ dễ phá hỏng hương vị của đặc sản này. Bởi phần thịt trên cùng của con hàu sẽ ở nhiệt độ phòng, trong khi phần bên dưới chạm vào đá có thể bị đông cứng.
Nếu ăn tại nhà, bạn có thể cất hàu trong tủ lạnh cho đến khi bữa tiệc bắt đầu thay vì bày sẵn lên khay đá. (Ảnh: Forbes).
Một khi bị tách khỏi vỏ, con hàu sẽ chết trong vòng sáu đến tám phút. Đó chính là lý do những con hàu mới được thu hoạch sẽ có hương vị thực sự ấn tượng. Người châu Âu không tách hàu khỏi vỏ. Do đó, nếu bạn muốn thưởng thức hàu tươi ngon nhất, hãy yêu cầu đầu bếp để nguyên vỏ.
Những con hàu nước lạnh thượng hạng thường có kích cỡ và hương vị đặc biệt. Bạn sẽ thấy vị mằn mặn của muối biển, một chút vị ngọt và thậm chí là chua nhẹ. Nhưng tất cả hương vị đó sẽ biến mất trong nước sốt mignonette (nước sốt hành hẹ và giấm vang đỏ). Những nhà hàng hải sản thường có đủ loại sốt cay, sốt mignonette hay sốt cải ngựa (cay nồng hơn wasabi). Đầu bếp Rico gợi ý thực khách nên dùng các loại sốt này với hàu sinh trưởng tại vùng nước ấm, hoặc không cần dùng sốt trong mọi trường hợp để "ăn hàu một cách tự nhiên nhất".
Một ly champagne nhẹ nhàng sẽ hợp với hàu. Tuy nhiên, hương vị của loài hải sản này sẽ càng được tôn lên nhờ rượu đậm vị hơn. Nghệ thuật là vẩy một chút rượu lên hàu, và sau đó tráng lại lòng trong của vỏ bằng rượu lần nữa để uống nhấp cuối cùng.
Đa phần tâm lý của mọi người khi đi mua hàu thường chọn những con to bự, trông bắt mắt vì nghĩ rằng những con như vậy sẽ có nhiều thịt bên trong. Thế nhưng, những con hàu kiểu vậy lại chưa chắc là loại nhiều thịt, bổ béo. Đôi khi, những gì bạn nhìn thấy chỉ là vỏ của con hàu chứ không phải phần thịt hàu tràn ra.
Do đó, khi nhặt hàu, bạn nên nhìn tổng thể và chọn những con có vỏ tròn, trông đầy và dày mình. Đó là đặc điểm của những con hàu có nhiều thịt và thịt cũng béo hơn.
Bạn nên tìm những con hàu riêng lẻ, có vỏ trơn nhẵn, không bị xù xì...
Vốn hàu được sinh ra dưới đáy cát biển và thường bám vào các tảng đá nhỏ hoặc những thứ nặng hơn. Khi đánh bắt hàu, nhiều ngư dân còn cạy cả hàu kèm theo những tảng đá dính bám vào để bán chung với hàu khiến người mua tưởng mình đã mua được nhiều hàu nhưng thực tế lại không phải.
Để tiết kiệm ngân sách khi đi mua hàu và chọn được những con hàu ưng ý, bạn nên tìm những con hàu riêng lẻ, có vỏ trơn nhẵn, không bị xù xì hay dính thêm những thứ khác bao quanh.
Điều đáng sợ nhất khi mua hải sản là có quá nhiều nước nhưng hàu không phải là cá nên không cần phải ngâm nước. Thế nên, khi đi mua hàu mà thấy chúng đang được ngâm trong chậu nước thì tuyệt đối không nên mua.
Đây rất dễ là những con hàu để lâu và không còn tươi ngon mà người bán hàng cố tình lừa người mua. Hãy chọn mua những con hàu được bày sạch sẽ trên khay đá.
Đừng tin tưởng người bán hàng mà nhờ họ làm sẵn hàu để mua về những túi hàu đã tách vỏ. Bởi vốn dĩ, hàu chỉ tươi ngon khi thịt của nó nằm bên trong vỏ. Việc mua hàu tách vỏ sẵn không đảm bảo người bán hàng đã làm sạch hàu và đôi khi mở vỏ ra lấy thịt còn không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, khi ăn những con hàu tách vỏ sẵn thì thịt của chúng thường sẽ bị bột và không có độ dai như những con hàu tươi trong vỏ.