Từ một phương pháp được đánh giá là "trên cả tuyệt vời", nuôi hàu trong lốp xe đã trở thành một thảm hoạ với môi trường.
Gần đây, có thông tin cho rằng việc nuôi hàu trong lốp xe là một quá trình rất nguy hại cho môi trường cũng như sức khoẻ con người. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng hình thức nuôi hàu trong lốp xe đã được áp dụng từ lâu, và hoàn toàn không hề có hại.
Hàu sống ăn với chanh và mù tạt là món ăn được nhiều người ưa thích.
Vậy thực hư thế nào? Phương pháp nuôi hàu trong lốp xe có hại hay không? Hãy thử tìm hiểu xem sao.
Những năm đầu thế kỷ 20, ngành công nghiệp lốp xe trên toàn thế giới bùng nổ với sự ra đời của ô tô và kéo theo đó đương nhiên là số lượng lốp xe phế thải tăng đột biến.
Tất nhiên, việc xử lý số lốp này là một vấn đề gây đau đầu thực sự. Để làm nhiên liệu đốt thì không hiệu quả như than, lại gây ô nhiễm môi trường. Để tái chế cũng cho hiệu quả không cao, mà để không thì chắc phải ngàn năm cũng chưa thấy phân hủy.
Michellin - một trong những hãng sản xuất lốp xe hàng đầu thế giới.
Rốt cục, đến năm 1960, chính quyền các nước và ngư dân đã nghĩ ra một phương pháp được đánh giá là "trên cả tuyệt vời" để xử lý số lượng lốp xe phế thải: đem thả xuống biển để nuôi hàu.
Hàu là loài sinh vật có vỏ, thường sống bám vào các "giá thể" - còn gọi là bed - như rạn đá, đá tảng, đáy tàu thủy... Do đó, phương pháp nuôi hàu là cần tạo cho chúng một môi trường giống như vậy, chờ đến khi hàu đủ lớn rồi thu hoạch.
Phương pháp nuôi hàu bằng lốp xe giúp giải quyết lượng lớn lốp cao su phế thời điểm đó.
Với phương pháp "tuyệt vời" nêu trên, có thể nói con người đã kỳ vọng đạt "lợi đơn lợi kép": vừa giúp ngành công nghiệp thuỷ sản phát triển lên một tầm cao mới, vừa loại bỏ được hàng triệu triệu lốp cao su phế thải đang tồn đọng vào thời điểm bấy giờ.
Nhưng sau hàng thập kỷ, các quốc gia đi đầu trong việc thả lốp xuống biển nuôi hàu dần nhận ra những hạn chế của phương pháp này.
Đầu tiên, trong một số cuốn sách về tái chế lốp xe có nêu, lốp xe có thể được dùng để làm giá thể cho hàu, nhưng đồng thời cũng cảnh báo không nên sử dụng trong các vùng nước nông và nhỏ vì có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
Điều này hoàn toàn đúng, vì lốp xe được bao phủ bởi các hydrocarbons, qua thời gian sẽ bị phân huỷ và giải phóng những kim loại nặng như đồng, kẽm.
Số lượng hàu và cá tiếp cận lốp xe không được như kỳ vọng.
Có điều, các nghiên cứu gần đây lại cho thấy, quá trình phân hủy này nhanh hơn chúng ta tưởng tượng trước đó rất nhiều. Điều này khiến chính phủ các quốc gia lo ngại về khả năng gây ô nhiễm môi trường, sự độc hại mà lốp xe cũ gây nên cho các sinh vật biển mà con người sẽ tiêu thụ.
Nhưng chưa hết đâu. Con người chúng ta khi nghĩ ra phương pháp này vốn tin rằng lốp xe sẽ đóng vai trò như những rạn san hô nhân tạo, trở thành môi trường sống dành cho cá và các loài động vật có vỏ.
Tuy nhiên, thực tế theo thống kê từ các tổ chức về môi trường tại Mỹ, số lượng hàu và cá tiếp cận lốp xe không được như kỳ vọng. Nguyên do là vì lốp xe bị dòng chảy và những cơn bão của đại dương đánh bay, trở nên rời rạc nên không thể tạo thành môi trường sống cho thuỷ sinh vật.
So với các phương pháp nuôi trồng nhân tạo khác, lốp xe cho hiệu quả kém hơn tới 40%. Đồng thời, quá trình này cũng vô tình huỷ diệt luôn cả những bãi san hô sẵn có trong tự nhiên.
So với các rạn san hô nhân tạo khác, lốp xe cho hiệu quả kém hơn hẳn.
Chính vì vậy, những năm gần đây chính phủ các nước đang thực hiện chiến dịch trục vớt những lốp xe cũ đang yên vị dưới đáy biển hàng chục năm qua, ví dụ như bãi san hô nhân tạo Osborne Reef thuộc bang Florida (Mỹ) với hơn 700.000 lốp xe được vứt xuống từ năm 1972.
Và đây mới chỉ là một trong hơn 1.000 bãi san hô bằng lốp xe trên khắp các bờ biển của Mỹ mà thôi.
Chính phủ các nước bắt đầu thực hiện chiến dịch trục vớt lốp xe phế thải.
Chính phủ Pháp cũng đang bắt đầu thực hiện chiến dịch này, với hơn 25.000 lốp xe được thu hồi trên biển Mediterranean.