Nên hạn chế ăn canh măng nếu bạn mắc 1 trong 5 căn bệnh này

  •  
  • 5.236

Nắm rõ những căn bệnh không nên ăn măng để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân dịp Tết này nhé!

Canh măng từ lâu đã là một món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày lễ Tết. Bên cạnh những lợi ích như lượng cholesterol thấp, chất xơ cao tốt cho cân nặng và sức khỏe tim mạch, măng cũng có những mặt trái nhất định. Đặc biệt, hãy tránh xa canh măng nếu bạn mắc 1 số bệnh sau nhé!

Đau dạ dày

Người bị đau dạ dày khong nên ăn măng do măng chứa một lượng lớn axit cyanhydric. Axit này khi được hấp thụ một lượng lớn sẽ gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, lâu dần có thể thành bệnh mãn tính khó chữa trị.

Măng khô

Bệnh gút

Khi bị bệnh gút, bạn cần cẩn trọng với lượng axit uric trong máu do chúng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây đẩy nhanh tốc độ tổng hợp axit uric, không tốt cho người bệnh gút.

Bệnh thận

Lượng canxi và axit cao trong măng không có lợi cho những người mắc bệnh thận. Việc ăn quá nhiều măng có thể ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, lâu dần dẫn tới các bệnh nguy hiểm khác như cao huyết áp, đái tháo đường,...

Phụ nữ mang thai

Các chuyên gia cho biết, trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.

Trên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Mặc dù, chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, mẹ bầu không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.

Trẻ em

Axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.

Canh măng

Người vừa bị gãy xương

Nếu bạn vừa gặp tại nạn chấn thương đến xương khớp, bạn cũng không nên ăn quá nhiều măng. Nguyên nhân là do axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thụ và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vết xương gãy rạn cũng vì thế mà khó lành hơn.

Người mới ốm dậy

Người mới ốm dậy, sức đề kháng yếu không nên ăn măng do măng chứa một lượng glucoxit nhất định. Bình thường glucoxit không mấy gây hại cho cơ thể nhưng khi cơ thể ốm yếu, glucoxit phân hủy với men tiêu hóa và chất chua trong dạ dày dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa.

Tác hại của măng

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý những điều sau để tránh bị ngộ độc khi ăn măng:

  • Ngâm măng với nước qua đêm để làm sạch bùn đất và khử bớt độc. Không uống nước măng tươi.
  • Một số cách khác để khử độc măng như: ngâm măng với nước gạo, luộc măng với 1 nắm lá rau ngót... Đối với các loại măng độc, nên ngâm bằng nước vôi trong, khi luộc, nên mở vung cho chất độc bay hơi.
  • Măng ngâm phải để ngả sang màu vàng ươm và có mùi chua thì mới được ăn.
  • Nếu muốn phơi khô măng để ăn măng khô, cần luộc kĩ qua nước muối trước khi phơi rồi mới xào nấu.
Cập nhật: 30/01/2019 Tổng Hợp
  • 5.236