Ngành kinh doanh mới nổi ở Châu Phi: Mua thứ bị bỏ đi rồi biến thành "vàng đen" bán kiếm lời

Tại sao người châu Phi mua lốp xe phế liệu từ Trung Quốc?
  •  
  • 614

Giá một đôi giày làm từ lốp xe chỉ khoảng 2,5 USD (tương đương gần 60.000 đồng). So với những loại giày khác ở Châu Phi, giá cả như vậy đã được xem là rất rẻ.

Với sự phát triển của công nghiệp hiện đại, nhiều chất thải trong thời đại công nghiệp xuất hiện khắp nơi, trong số đó có lốp xe phế thải gây ra tình trạng ô nhiễm đáng báo động cho môi trường. Tuy nhiên, điều nhiều người không ngờ tới là những chiếc lốp xe phế thải tưởng vô dụng lại trở thành "báu vật" ở châu Phi. Hàng năm, không ít người châu Phi nhập khẩu một lượng lớn lốp xe phế thải từ Trung Quốc. Vậy, chúng được sử dụng để làm gì?

Lốp xe
Lốp xe phế thải.

Tại sao người châu Phi mua lốp xe phế liệu từ Trung Quốc?

Biến lốp xe thành dép

Câu trả lời khiến nhiều người không khỏi bất ngờ: Người châu Phi sử dụng lốp xe phế thải từ Trung Quốc tái chế thành giày dép để bán.

Ở Châu Phi, lốp xe được tái chế thành giày dép là điều rất bình thường bởi đa phần các quốc gia thuộc châu lục này còn chưa phát triển, người dân ở nhiều nơi thậm chí còn không có giày dép để đi. Do lốp xe phế thải nhập từ Trung Quốc đã qua xử lý vẫn có giá rất rẻ, nên giá bán giày làm từ vật liệu này cũng rất mềm, hợp lý với điều kiện kinh tế của người dân lục địa đen.

Lốp xe được tái chế thành dép
Lốp xe được tái chế thành dép.

Giá một đôi giày làm từ lốp xe chỉ khoảng 2,5 USD (tương đương gần 60.000 đồng). So với những loại giày khác ở Châu Phi, giá cả như vậy đã được xem là rất rẻ. Vì thế nhiều người trước đây không đủ tiền mua giày, chỉ có thể đi chân đất, đã đổ xô đi mua loại giày đặc biệt này.

Ngoài ra, do được làm từ lốp xe phế thải nên loại giày này cũng rất bền, một đôi có thể mang trong thời gian dài nên rất được người dân nghèo châu Phi ưa chuộng vì tiết kiệm chi phí.

Loại dép làm từ lốp xe này rất là bền.
Loại dép làm từ lốp xe này rất là bền.

Người phát minh ra giày lốp là một anh chàng người châu Phi có tên là Malcolm. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, nhưng Malcolm nhanh chóng trở thành “phú ông” địa phương nhờ ý tưởng làm giày lốp sau vài năm. Malcolm cũng đã mở một nhà máy chuyên sản xuất giày lốp và thuê các nhà thiết kế để sản xuất những mẫu giày lốp đẹp và thời trang hơn. Thậm chí, anh chàng còn mở một cửa hàng trực tuyến có một không hai ở Châu Phi. Giày lốp giờ đây được bán trên toàn thế giới.

Biến lốp xe thành gạch lát sàn

Ifedolapo Runsewe là một trong những doanh nhân trẻ tuổi ở Nigeria làm giàu chỉ bằng cách biến lốp ô tô cũ thành gạch lát sàn. Cô đã thành lập ra Freetown Waste Management Recycle, một nhà máy công nghiệp chuyên biến lốp xe cũ thành gạch lát nền và các mặt hàng khác đang có nhu cầu cao ở quốc gia đông dân nhất châu Phi.

Hình ảnh bên trong nhà máy chuyên tái chế lốp xe cũ.
Hình ảnh bên trong nhà máy chuyên tái chế lốp xe cũ.

Chia sẻ với Reuters, Runsewe cho biết: “Tạo ra thứ gì đó mới từ thứ đã bị vứt đi là một phần động lực của tôi”.

Nữ doanh nhân trẻ cầm trong tay một viên gạch lát đường, một trong những sản phẩm bán chạy nhất của công ty và khẳng định: “Chúng ta có thể tạo ra cả một chuỗi giá trị xung quanh những lốp xe cũ này”.

Gạch lát sàn làm từ lốp xe
Lốp xe được tái chế thành gạch lát sàn

Đầu tiên, Freetown thu mua lốp xe phế thải. Một số lốp xe cũng được cung cấp trực tiếp bởi những thợ máy. Akeem Rasaq, một thợ máy địa phương vui vẻ bày tỏ:

“Trước đây, hầu hết lốp xe được thải ra hệ thống thoát nước công cộng làm tắc cống, nhưng mọi thứ đã thay đổi”. Freetown bắt đầu hoạt động vào năm 2020 chỉ với bốn nhân viên, nhưng với tốc độ tăng trưởng nhanh đáng kinh ngạc, lực lượng lao động đã tăng lên 128 người. Cho đến nay, hơn 100.000 lốp xe cũ đã được tái chế thành các mặt hàng đa dạng, từ gờ giảm tốc đến tấm lát mềm cho sân chơi.

Lốp xe cũ được thu gom
Lốp xe cũ được thu gom.

Vậy tại sao Trung Quốc không trực tiếp biến lốp xe phế thải thành các mặt hàng rồi bán sang châu Phi?

Lý do là bởi ý tưởng đầu tiên về “giày lốp” được nghĩ ra bởi một anh chàng người châu Phi. Vì sinh sống trong hoàn cảnh thiếu thốn nên người dân ở đây có thể dễ dàng nắm bắt được nhu cầu và nảy ra ý tưởng sáng tạo như vậy.

Cập nhật: 10/12/2022 TTVH
  • 614