Nghe nhạc trực tuyến có thể làm biến đổi khí hậu?

  •  
  • 649

Nghe nhạc trực tuyến và biến đổi khí hậu là hai vấn đề tưởng chừng không liên quan. Thế nhưng, việc tải nhạc và phát nhạc trực tuyến vừa được các nhà khoa học chứng minh: là góp phần làm tăng lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.

Phát nhạc trực tuyến làm tăng lượng khí carbon

Nghe nhạc trực tuyến không thân thiện với môi trường như chúng ta vẫn nghĩ.
Nghe nhạc trực tuyến không thân thiện với môi trường như chúng ta vẫn nghĩ.

Để có thể tính được lượng khí nhà kính thải ra từ ngành công nghiệp âm nhạc trực tuyến, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Glasgow của Anh và Đại học Oslo của Na Uy, đã lấy mức năng lượng dùng trong hoạt động sản xuất nhựa và sản xuất điện, để làm đại diện cho mức năng lượng được dùng để tải và phát nhạc qua mạng Internet.

Kết quả cho thấy, chỉ riêng tại Mỹ, việc phát nhạc trên các nền tảng trực tuyến đã tạo ra từ 200.000 – 350.000 tấn khí nhà kính vào năm 2016. Con số này xấp xỉ lượng khí thải được tạo ra trong quá trình truyền và lưu trữ các file nhạc kỹ thuật số. Lượng khí thải nói trên tăng cao hơn nhiều so với 140.000 tấn vào năm 1977, và 157.000 tấn vào năm 2000.

Theo các nhà khoa học, việc phát nhạc trên các thiết bị có kết nối Internet thực chất đã làm tăng lượng khí carbon đáng kể. Đó là chưa kể lượng khí carbon thải ra trong quá trình lưu trữ và xử lý dữ liệu âm nhạc tại các trung tâm dữ liệu.

Cụm từ “biến đổi khí hậu” bắt đầu được sử dụng từ bao giờ?

Ngày nay “biến đổi khí hậu” không xa lạ với mọi người. Nhưng bạn có biết cụm từ này lần đầu được sử dụng là 50 năm trước?

Theo trang The Guardian, 50 năm trước Viện nghiên cứu Stanford, Mỹ (SRI) gửi một báo cáo có tựa “Nguồn lợi, tình trạng dư thừa và số phận của những loại khí gây ô nhiễm môi trường” cho Viện dầu mỏ Mỹ (API) - một tổ chức thương mại liên quan đến ngành công nghiệp năng lượng hóa thạch.

Báo cáo được các nhà khoa học thuộc Trung tâm Luật môi trường quốc tế đánh giá như hồi chuông đầu tiên, đánh động thế giới về tác hại của lượng CO2 gia tăng quá mức trong không khí.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc trường Stanford cho rằng, nếu lượng CO2 không được kiểm soát, sẽ gây ra tình trạng “biến đổi khí hậu” thông qua những biểu hiện cụ thể như nhiệt độ tăng, băng tan ở 2 cực và nước biển dâng.


Lũ ngập đến cổ người ở Hội An sau khi bị bão Damrey năm 2017.

Tiếp theo cụm từ “biến đổi khí hậu” năm 1968, thế giới đón nhận thuật ngữ “ấm lên toàn cầu”.

“Ấm lên toàn cầu” được sử dụng lần đầu tiên trong một tạp chí khoa học, bởi nhà địa hóa học Wallace Broecker, từ Trạm quan sát địa chất Lamont-Doherty ở trường ĐH Columbia, Mỹ. Bài báo này có tựa đề “Biến đổi khí hậu: Phải chăng chúng ta đang đứng trước một bờ vực tên biến đổi khí hậu?”.

James Hansen cảnh báo về biến đổi khí hậu tại Nghị viện Mỹ vào năm 1988.
James Hansen cảnh báo về biến đổi khí hậu tại Nghị viện Mỹ vào năm 1988.

20 năm sau năm 1968, nhà khoa học nổi tiếng của NASA James Hansen thuyết phục trước Nghị viện Mỹ rằng, biến đổi khí hậu đã bắt đầu, bất chấp sự ngờ vực của nhiều nhà khoa học khác. Hansen cho rằng, nhiệt độ Trái đất trong 5 tháng đầu năm 1988 ấm nhất trong vòng 130 năm, tính từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi chép nhiệt độ hằng năm. Hansen khẳng định chắc chắn 99% rằng, nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, không phải là do tự nhiên, mà chính là do con người. Kể từ đó, thế giới bắt đầu chú ý nhiều hơn đến biến đổi khí hậu.

Và nếu không có cụm từ “biến đổi khí hậu” năm 1968, các quốc gia mất thêm nhiều thời gian để ngồi vào bàn đàm phán các thảo luận về các biện pháp chung hạn chế tình trạng này.

Trận cháy rừng kinh hoàng ở khu vực O'Higgins, Nam Chile vào tháng 1/2017.
Trận cháy rừng kinh hoàng ở khu vực O'Higgins, Nam Chile vào tháng 1/2017.

Một số thành quả đạt được đến hiện tại có thể kể đến như Nghị định thư Kyoto kí năm 1997 có hiệu lực năm 2005 và sau này là Thỏa thuận chung Paris trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp giảm CO2 từ năm 2020. Các nhà khoa học cho rằng, chúng ta đã mất đến nửa thế kỷ để các đưa ra các chính sách hợp lí và có sự can thiệp kịp thời.

Dòng người lội bộ qua dòng nước lũ do siêu bão Harvey gây ra
Dòng người lội bộ qua dòng nước lũ do siêu bão Harvey gây ra, ở Beaumont Place, Houston, Texas, Mỹ vào tháng 8/2017.

Đến nay, tình hình ngày càng phức tạp, thế giới liên tiếp chịu các thiên tai và thời tiết khắc nghiệt. Những con số báo động về tình trạng hạn hán, lũ lụt, bão, nước biển dâng, nhiệt động tăng luôn có trên các mặt báo.

Cập nhật: 03/06/2019 Theo khampha
  • 649