Vào mùa đông giá lạnh đôi khi cũng có sấm, ngày hè nóng nực thường xuất hiện các trận mưa đá, những hiện tượng thời tiết mâu thuẫn như vậy xảy ra đều theo một quy luật tự nhiên.
Mùa hè, ánh nắng mặt trời như muốn thiêu đốt cả mặt đất, không khí nóng trên mặt đất không ngừng bốc lên không trung. Càng lên cao nhiệt độ càng hạ thấp, luồng không khí nóng bốc lên gặp không khí lạnh sẽ ngưng kết thành những hạt nước và biến thành mây. Những khối mây tích tụ lại giăng ngang trên bầu trời thành từng mảng và cuối cùng khi kết hợp thành những đám mây đen nặng trĩu thì đây là thời điểm xuất hiện những trận mưa rào.
Hiện tượng sấm chớp là kết quả của quá trình tác động qua lại giữa các đám mây mang điện tích âm và các đám mây mang điện tích dương của mây mưa.
Ngoài những hạt nước có trong những đám mây dông, còn có một lượng lớn những hạt băng nhỏ li ti. Những hạt nước và hạt băng này luôn chuyển động theo các luồng không khí lên xuống, mỗi lần hạt băng lăn xuống, nó sẽ được lập tức được "khoác" lên mình một lớp áo mới, có khi còn kết hợp cả bông tuyết. Trải qua nhiều lần lên xuống như vậy, thể tích của hạt băng sẽ càng lúc càng lớn, khi luồng không khí bốc lên từ dưới mặt đất không còn đủ sức nâng đỡ những hạt băng nữa, nó sẽ ào ạt rơi xuống mặt đất.
Vì vậy mà hình dáng của mưa đá giống hệt củ hành tây: ở giữa là chiếc lõi màu trắng, xung quanh bên ngoài là những lớp nước đá.