Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh

Bí ẩn làng cổ Bát Quái sản sinh vô số nhân tài, không bị lũ lụt, hạn hán
  •  
  • 4.376

Kiến trúc ngôi làng Bát Quái Chu Cát thuộc Triết Giang, Trung Quốc ngày nay được cho là xây dựng theo "Bát Trận đồ" của Khổng Minh với nhiều đặc điểm độc đáo, hấp dẫn.

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Những ai yêu thích nhân vật Khổng Minh trong "Tam Quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung chắc hẳn đều biết tới "Bát trận đồ" - đỉnh cao nghệ thuật quân sự do Khổng Minh sáng tạo ra. (Ảnh: Baike).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Tuy trong lịch sử có nhiều câu chuyện truyền miệng chưa rõ thực hư, thực tế tại vùng đất Lan Khê thuộc tỉnh Triết Giang ngày nay có một làng tên gọi Bát Quái Chu Cát (xưa có tên Cao Long) được xây dựng với kiến trúc đặc biệt có một không hai, được cho là mô phỏng theo Bát Trận đồ của Khổng Minh. (Ảnh: Baike).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Đặt chân tới ngôi làng này, bạn sẽ thấy nhiều điều kỳ thú. (Ảnh: Mafengwo).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Làng Bát Quái Chu Cát nằm ở ngoại ô phía tây thành phố Lan Khê, rộng 120 mẫu, mang rất nhiều nét độc đáo. Điều đặc biệt đầu tiên là dân số của làng có hơn 5.000 người và có khoảng 4.000 người mang họ Gia Cát được cho là hậu duệ của Khổng Minh. (Ảnh: Lvmama).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Tương truyền, để tỏ lòng tưởng nhớ Gia Cát Lượng, làng Bát Quái được Gia Cát Đại Sư, hậu duệ đời thứ 20 của Khổng Minh lập nên năm 1340 dựa theo Bát Trận đồ. (Ảnh: Baike).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Hồ Chuông
là hình ảnh thái cực với hai nửa âm dương rõ rệt, nằm ở trung tâm và là điểm trũng nhất của làng Bát Quái. (Ảnh: Weixin).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Từ con đường vành khuyên ven hồ có 8 ngả đường chính dẫn ra các hướng thông với vành đai ngoài, tạo thành tám cung Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn. (Ảnh: Lvmama).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Đường vành đai ngoài bao bọc làng Bát Quái cao hơn mặt bằng chung của thôn. Mỗi một cung lại có một gò đất khá cao, đứng từ trên gò có thể quan sát khá rõ toàn cảnh của thôn. (Ảnh: Baike).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Điều đặc biệt thứ 2 là kiến trúc nhà cửa của làng Bát Quái Chu Cát còn bảo tồn gần như nguyên vẹn những đặc điểm nổi bật của kiến trúc thời nhà Minh. (Ảnh: 19lou).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Các ngôi nhà ở đây chủ yếu được dựng theo phong cách Tứ hợp viện. Phía trước nhà thường cao hơn phía sau nhà, mỗi lần có mưa hầu như nước mưa đều tập trung trong sân. Người ở đây giải thích đó là vì mong muốn tài lộc tích tụ, không phân tán ra bên ngoài. (Ảnh: Baike).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Giữa những ngôi nhà cổ có rất nhiều ngõ ngách nhỏ, nhà nọ thông sang nhà kia, khúc khuỷu quanh co, thể hiện tính chất của mô hình Bát trận đồ
. Sự trùng hợp này là điểm đặc biệt thứ ba của làng Bát Quái Chu Cát. (Ảnh: Sina).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Ven hồ Chuông, người dân trong làng xây dựng 2 từ đường thờ Gia Cát Lượng, là Đại công đường và Thừa tướng từ đường với pho tượng Khổng Minh bằng đồng đang cầm quạt lông ngỗng, tư thế thanh thoát, thần thái trang nghiêm. Hai công trình này là nơi thờ tự Khổng Minh duy nhất từ thời Minh nay vẫn còn giữ được nguyên hiện trạng. (Ảnh: Sina).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Không gian ngôi làng đặc biệt tĩnh lặng, như hoàn toàn tách biệt với thế giới náo động bên ngoài. Nhịp sống chậm, bình dị nơi đây khiến người ta thấy tâm hồn hoàn toàn thư thái. (Ảnh: Lvmama).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Du khách tới đây có thể thưởng thức những món ăn đặc trưng của làng như các món ăn Kim Hoa, rau dại, bánh nướng Khổng Minh, rượu Mai Giang ... để cảm nhận sâu hơn cuộc sống của nông thôn Trung Quốc. (Ảnh: Baike).

Ngôi làng Bát Quái Chu Cát và "Bát Trận đồ" của Khổng Minh
Gần khu vực làng Bát Quái còn có nhiều danh thắng khác, du khách có thể ghé thăm như hồ Thiên Đảo, cung Hoàng Đại Tiên, suối nước nóng Vũ Nghĩa... để hiểu thêm về văn hóa, nếp sống. (Ảnh: Baike).

Cập nhật: 16/07/2024 Theo Zing
  • 4.376