Các kết quả cho thấy những đứa trẻ bị ngược đãi có nguy cơ cao bị yếu kém về thể chất khi đến tuổi trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học King, Luân Đôn đã theo dõi 1.000 người ở New Zealand từ khi sinh ra đến 32 tuổi. Một phần ba số đó bị ngược đãi mắc chứng viêm-sưng ở mức độ cao- dấu hiệu ban đầu của các bệnh như bệnh tim và tiểu đường.
Các chuyên gia cho biết phòng chống ngược đãi trẻ em có thể giúp giảm đi gánh nặng về bệnh tật ở người lớn. Những người tham gia cuộc nghiên cứu được xuất bản trong Hồ sơ của Viện Khoa học được theo dõi từ khi là những đứa trẻ và khi đến 26 tuổi họ cũng được yêu cầu nhớ lại sự ngược đãi mà họ đã chịu đựng lúc còn nhỏ.
Các nhà nghiên cứu tính đến nhiều nhân tố khác nhau mà có thể lý giải cho tình trạng sức khỏe yếu kém bao gồm sự căng thẳng, chán nản, giữ gìn sức khỏe kém, cũng như là việc hút thuốc, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.
Họ lấy các mẫu máu để đo các mức độ protein tương bào, fibrinogen và các tế bào bạch cầu- những chất được biết là có liên quan đến chứng viêm ở cơ thể.
Những người lớn “sống sót” sau khi bị hành hạ lúc còn nhỏ- những người có vẻ như là khỏe mạnh- thì có khả năng biểu hiện những mức độ của bệnh viêm có liên quan về phương diện lâm sàng gấp hai lần so với những người chưa từng bị ngược đãi.
Chứng viêm được biết là dự báo cho sự phát triển của các căn bệnh như bệnh tim và bệnh tiểu đường. Đặc biệt, protein tương bào được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ tiến cử như là một công cụ sàng lọc giúp đánh giá nguy cơ phát triển bệnh về tim mạch của một người.
Sức khỏe cộng đồng
Đứng đầu cuộc nghiên cứu, Tiến sĩ Andrea Danese, một chuyên gia về tâm thần học tại trường Đại học King Luân Đôn, cho biết những can thiệp về sức khỏe cộng đồng nhằm ngăn chặn sự ngược đãi ở trẻ em có thể giúp giảm bệnh tật ở người lớn.
“Chúng tôi đã biết rằng những người lớn, những người bị hành hạ lúc còn nhỏ có sức khỏe tệ hơn những người khác nhưng chúng tôi không biết giải thích điều đó như thế nào, vì thế những gì chúng tôi nói ở đây là một trong những lý giải có thể được.”
(Ảnh: Nayef Hashlamoun) |
Thiên Kim