Dù bề ngoài nhu mì đến mấy, thì hầu hết mọi người đều được ban tặng lòng tự tôn như nhau, chỉ có điều nó bộc lộ hoặc lặn sâu bên trong. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, tại mọi nền văn hoá, bất kể tôn giáo, chủng tộc, mọi cá nhân đều mang trong mình lòng tự tôn.
"Một người có lòng tự tôn hiển hiện hay ẩn giấu thì cũng thể hiện ra ngoài là người luôn tự đề cao hoặc vô cùng khiêm tốn", nhà tâm lý Anthony Greenwald tại Đại học Washington, Mỹ, nói.
Việc cho rằng một người phụ nữ luôn tự cho mình là mờ nhạt, kém quan trọng (chẳng hạn như nhanh chóng bác bỏ những lời ca ngợi mình) lại mang trong mình một sự tự tin cao nghe có vẻ phi lý.
Nhưng các nhà khoa học cho rằng việc chăm sóc con giống nhau trong mọi nền văn hoá, bao gồm nâng niu và cưng chiều con, đã tạo ra nền tảng cho những con người trưởng thành tự chủ. Việc người đó có tỏ thái độ ra bên ngoài hay không thì phụ thuộc vào các chuẩn mực văn hoá.
"Có thể là các bậc cha mẹ ở mọi xã hội, đặc biệt là các bà mẹ, luôn yêu quý con mình và ca tụng chúng, nên trẻ em trên khắp thế giới đều thấm nhuần tư tưởng về cái tôi tích cực", Greenwald nói.
Với tư tưởng cho rằng người châu Mỹ tự tin hơn dân Đông Nam Á, các tác giả giải thích có thể những quy chuẩn xã hội, đặc biệt là những chuẩn mực về sự khiêm tốn, chính là thủ phạm. "Người Đông Nam Á bình thường đều nhận thức được cái tôi mạnh mẽ về bản thân. Nhưng những quy chuẩn xã hội ngăn cản họ thể hiện ra bên ngoài", Susumu Yamaguchi tại Đại học Tokyo, Nhật Bản, nói.
Theo nhóm nghiên cứu, sự tự tin lặn bên trong có thể có tác động quan trọng hơn tới cuộc sống hằng ngày.
M.T.