Ý tưởng cho ếch vào sữa để giữ cho nó tươi nghe có vẻ lạ lùng và thậm chí gây lo ngại, nhưng trên thực tế, hành động này lại có nguồn gốc từ văn hóa dân gian phong phú của Nga.
Năm 2012, các nhà khoa học tại Moscow đã nghiên cứu về loài ếch Rana temporaria, hay còn gọi là ếch thông thường châu Âu, và phát hiện ra 76 peptide có tính kháng khuẩn trong dịch tiết của loài này. Các peptide này có khả năng ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn. Điều này đã tạo ra bước tiến trong nghiên cứu y học, đặc biệt khi thế giới đang đối mặt với vấn đề kháng kháng sinh. Tuy nhiên, phát hiện này cũng đã gợi nhắc đến một niềm tin dân gian xa xưa: người Nga từng tin rằng bỏ ếch vào sữa có thể giúp bảo quản nó lâu hơn.
Theo các nhà khoa học, nếu ếch tiết ra các chất kháng khuẩn, việc bỏ ếch vào sữa thực sự có thể giúp giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến cáo việc làm này mà thay vào đó, họ đang nghiên cứu các hợp chất mà ếch tiết ra với tiềm năng ứng dụng trong bảo quản thực phẩm và y học.
Nhà hóa học tại đại học Moscow, ông A.T. Lebedev, đã nghiên cứu và phát hiện ra các hóa chất kháng khuẩn trên da của loại ếch Nâu nước Nga (Russian Brown frog) khiến sữa khó bị tác động bởi vi khuẩn. Nghiên cứu trên đã được đăng tải lên tạp chí Hóa Chất Cộng Đồng Mỹ (American Chemical Society's Journal of Proteome Research).
Trong quá khứ, đặc biệt tại các vùng khí hậu lạnh như Nga, việc bảo quản sữa là thách thức không nhỏ. Dù nhiệt độ bên ngoài thấp có thể giúp kéo dài thời gian sử dụng của sữa, nhưng ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn vẫn có thể phát triển và khiến sữa hư hỏng nhanh chóng, thường trong vòng một đến hai ngày. Do đó, nông dân đã sử dụng các phương pháp như muối và lên men để bảo quản thực phẩm, nhưng với sữa, những cách này lại khó áp dụng.
Việc sử dụng ếch có thể bắt nguồn từ việc người nông dân vô tình nhận thấy rằng những con ếch xuất hiện gần sữa thường vẫn giữ được độ tươi ngon. Một cách khác, có thể chính bản chất "mát mẻ" của loài ếch đã truyền cảm hứng cho họ nghĩ rằng chúng có khả năng bảo quản sữa.
Có thể nói chiếc tủ lạnh là một trong những phát minh vĩ đại nhất của con người. Với chiếc hộp có chiều cao gần bằng đầu người này, nó đã thay thế gần như toàn bộ các phương pháp bảo quản thực phẩm khá tốn kém về mặt kinh tế lẫn không gian. Vào thời xa xưa, người Nga đã thả ếch vào thùng sữa để khiến sữa không bị ôi thiu nhanh chóng khi để ngoài không khí.
Trong văn hóa dân gian Nga, ếch không chỉ là một loài động vật, mà còn mang nhiều biểu tượng và phép màu. Câu chuyện về hai con ếch rơi vào thùng sữa là một ví dụ nổi tiếng. Một con ếch nỗ lực để bơi mạnh trong sữa, cho đến khi sữa đông lại thành bơ, và từ đó nó có thể nhảy ra ngoài. Câu chuyện này gắn bó loài ếch với hình ảnh sữa, nhấn mạnh sự bền bỉ và tính kiên cường của nó.
Ngoài ra, nhân vật Babushka-Lyagushka-Shakusha – một "bà ngoại nhảy ếch" huyền bí, cũng xuất hiện trong văn hóa dân gian Nga với câu chuyện liên quan đến sữa. Câu chuyện này hòa trộn yếu tố ma thuật và hiện thực, tạo nên hình ảnh ếch vừa thân thiện vừa kỳ diệu.
Các loài lưỡng cư đã tiết ra hóa chất kháng khuẩn có tên peptide thông qua da, giúp chúng chống lại sự phát triển của các vi khuẩn trên môi trường ẩm ướt.
Bên cạnh văn hóa dân gian, niềm tin về việc dùng ếch để bảo quản sữa cũng có thể bắt nguồn từ các trải nghiệm thực tế. Một bức thư gửi tòa soạn New York Times vào năm 1854 kể về một nông dân vô tình phát hiện ra rằng những con ếch đôi khi rơi vào lon sữa của ông khi ông ngâm chúng trong suối lạnh để giữ mát. Dù không mong muốn, nhưng khi lấy ếch ra, ông nhận thấy sữa vẫn có thể uống được, làm nảy sinh ý tưởng rằng ếch có thể giúp bảo quản sữa. Trải nghiệm này, qua thời gian, dường như đã trở thành một niềm tin phổ biến.
Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra 21 hợp chất giúp kháng sinh và diệt khuẩn trên da ếch. Tuy nhiên, bằng cách kỹ thuật hiện đại, ông Lebedev cùng các cộng sự đã tìm thêm 76 loại hợp chất có tác dụng tương tự.
Ngày nay, câu chuyện về việc dùng ếch để bảo quản sữa có vẻ kỳ quặc, nhưng nó là một ví dụ rõ nét về cách mà các thế hệ trước kết hợp kinh nghiệm với niềm tin và truyền thống dân gian. Dù không thể giải thích khoa học về sự kháng khuẩn của dịch tiết ếch, người nông dân xưa vẫn tìm thấy một "đối tác thiên nhiên" trong cuộc chiến bảo quản thực phẩm.
Cuối cùng, liệu một con ếch có thể thực sự giữ sữa không hỏng? Nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng có thể có sự thật trong truyền thuyết, ít nhất là ở cấp độ phân tử. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, bảo quản sữa cần có các phương pháp hiện đại như làm lạnh thay vì trông cậy vào ếch. Dẫu vậy, câu chuyện này vẫn là minh chứng cho trí tưởng tượng và sự sáng tạo của người xưa khi pha trộn khoa học, lịch sử và văn hóa thành một phương thuốc dân gian độc đáo.