Nguyên nhân gây đau hốc mắt và thời điểm cần gặp bác sĩ

  •  
  • 141

Hốc mắt là một dạng cấu tạo hốc xương hình tháp có đỉnh hướng về phía sau với phần đáy mở rộng ra phía trước nhờ xương sọ và các xương mặt cấu tạo thành. Bên trong hốc mắt có các mô mềm bao gồm dây thần kinh thị giác, các mạch máu, cơ vận nhãn, nhãn cầu,... Có nhiều nguyên nhân khiến một người bị đau nhức hốc mắt.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến thường gặp:

1. Mỏi mắt

Đây là một dạng tăng áp suất nhẹ ở mắt có thể gây đau hốc mắt. Tình trạng này thường gặp ở người sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử khác trong môi trường thiếu ánh sáng. Mặc dù đây không phải tình trạng bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu bạn bị mỏi mắt liên tục trong thời gian dài có thể khiến mắt bị khô, mờ mắt hoặc áp lực sau mắt.

Bài tập giảm mỏi mắt

Làm ấm là bài tập thể dục cho mắt giúp các cơ mắt được thư giãn, mạch máu nhỏ tại mắt lưu thông tốt hơn. Từ đó mắt đỡ mỏi, được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy để hoạt động bền bỉ hơn hơn. Cách thực hiện như sau:

Rửa sạch tay rồi xoa thật mạnh 2 lòng bàn tay vào nhau tới khi cảm thấy 2 lòng bàn tay nóng dần lên. Sau đó nhắm mắt lại áp thật nhanh lòng bàn tay đang ấm lên mắt cho tới khi hết nhiệt. Bạn có thể lặp lại động tác này 2 - 3 vòng cho mỗi lần tập và tập nhiều lần trong ngày.

Ngoài bài tập trên thì các bài tập khác mà bạn có thể thực hiện cũng có thể giúp giảm mỏi mắt như: chớp mắt; thu - phóng tầm mắt; thay đổi hướng nhìn; vẽ hình số 8 bằng mắt; thay đổi trọng tâm của mắt 7; tập nhìn gần và xa; tập luyện khi nhắm mắt,...

2. Viêm xoang

Không có gì ngạc nhiên khi viêm xoang có thể gây đau hốc mắt ở mỗi đợt cấp. Bản chất xoang là phần sụn xốp được cấu tạo bên trong xương. Sở dĩ xương đầu và xương mặt nhẹ là do cấu tạo của nhiều hốc xoang, bao gồm: xoang trán, xoang hàm, xoang chẩm.

Viêm xoang xảy ra khi tình trạng ứ đọng chất nhầy cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn nấm phát triển trong các xoang hoặc các tác động khác như hóa chất, viêm mũi dị ứng,...

Đau nhức vùng xoang xảy ra ở các vùng khác nhau bao gồm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước, xoang sàng sau. Trong đó viêm xoang sàng trước khiến bạn bị đau nhức hốc mắt, nhất là khi cúi xuống phía trước.

Không có gì ngạc nhiên khi viêm xoang có thể gây đau hốc mắt ở mỗi đợt cấp
Không có gì ngạc nhiên khi viêm xoang có thể gây đau hốc mắt ở mỗi đợt cấp. (Ảnh: ST).

3. Các bệnh tại mắt gây đau nhức hốc mắt

Đau nhức hốc mắt còn có nguyên nhân do các bệnh về mắt chẳng hạn như:

Bệnh lýTriệu chứng phổ biếnBiến chứng nguy hiểmĐộ tuổi
Viêm hốc mắt

- Sưng và đỏ mắt của mí mắt và các mô mềm xung quanh

- Cương tụ và phù nề kết mạc

- Hạn chế vận nhãn

- Đau khi mắt di động

- Giảm thị lực

- Lồi mắt do sưng nề tổ chức hốc mắt

- Đau nhức

- Lồi mắt

- Liệt vận nhãn

- Giảm thị lực

- Phù nề kết mạc

Mọi lứa tuổi, phổ biến ở trẻ dưới 7 tuổi
U hốc mắt- Phổ biến nhất là lồi mắt
- Hốc mắt bị đau nhức khi dây thần kinh bị chèn do khối u phát triển và di căn
- Giảm thị lực đáng kể
- Tầm nhìn đôi, mắt đỏ, xung huyết, sụp mi, đồng tử bị giãn, sưng mi, dễ bị viêm nhiễm,...
U hốc mắt có thể là u lành tính hoặc u ác tínhMọi độ tuổi
Glocom góc đóng cơn cấp- Suy giảm thị lực rõ rệt, nhìn mờ, nhìn vào vật phát sáng có quầng màu xanh đỏ
- Đau hốc mắt nghiêm trọng và dữ dội kèm theo nhức đầu
- Đỏ mắt và đau mắt, mi sưng nề, chảy nước mắt
- Buồn nôn và nôn mửa
Dây thần kinh thị giác bị tổn thương dẫn tới mù lòa hoặc suy giảm thị lực khó có thể hồi phục- Nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam, đặc biệt là ở giai đoạn mãn kinh
- Độ tuổi càng cao, nguy cơ càng cao, đặc biệt là trên 70 tuổi
Viêm dây thần kinh thị giác- Thường chỉ ảnh hưởng tới thị lực của một bên mắt
- Đau nhức mắt từ trung bình tới nặng, cơn đau tăng lên khi cử động mắt hoặc đau âm ỉ ở phía sau mắt
- Mất thị lực một bên mắt, mất thị trường thị giác và mất thị lực màu
- Nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy như đèn, tăng lên khi nhãn cầu chuyển động
- Tổn thương thần kinh thị giác vĩnh viễn
- Giảm thị lực, nhầm lẫn màu sắc hoặc mất thị lực vĩnh viễn
-Tác dụng phụ của thuốc điều trị steroid khiến bạn dễ bị nhiễm trùng, tăng cân, loãng xương hay các rối loạn khác
Phổ biến ở người từ 20 - 40 tuổi
Viêm giác mạc- Mắt đau nhức âm ỉ hoặc từng cơn, nóng rát mắt
- Cảm giác cộm mắt, mỏi mắt
- Sợ ánh sáng, chói mắt, mắt nhìn mờ, chảy nước mắt nhiều hơn kèm theo sưng nề mi mắt hoặc khó mở mắt do nhiều ghèn mắt
- Đục giác mạc, trung tâm giác mạc có các đốm trắng

- Viêm giác mạc mạn tính

- Nhiễm virus mạn tính hoặc tái phát ở giác mạc

- Loét giác mạc, Thủng giác mạc.

- Viêm mủ nội nhãn

- Sẹo giác mạc

- Giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn

- Mất thị lực

Mọi lứa tuổi, nam giới có nguy cơ mắc cao hơn nữ giới
Chấn thương hốc mắt (trực tiếp hoặc gián tiếp)- Xuất huyết nhãn cầu
- Bầm dập hay rách các tổ chức trong hốc mắt gây dị tật cho hốc mắt
- Dị vật trong hốc mắt gây trầy xước giác mạc,...
- Gãy xương hốc mắt (mắt dường như lồi ra hoặc chìm vào hốc mắt, mắt đen, nhìn đôi hoặc mờ, tê các phần xung quanh hốc mắt bị thương, má trông phẳng hơn và đau khi há miệng)
Tùy theo tình trạng chấn thương và mức độ khi phát hiện + đáp ứng điều trị của bệnh nhânMọi độ tuổi

4. Bệnh Graves

Do tuyến giáp hoạt động quá mức nên bệnh Graves khiến các mô, cơ và mỡ ở hốc mắt sưng lên, từ đó nhãn cầu bị lồi ra khỏi hốc mắt và gây ra nhiều vấn đề liên quan khác như không thể di chuyển nhãn cầu. Các triệu chứng khác thường gặp liên quan tới mắt của bệnh Graves bao gồm:

  • Mắt khó chịu, khô mắt và chảy nước mắt nhiều hơn bình thường
  • Mắt lồi ra khỏi hốc mắt
  • Tầm nhìn đôi (song thị)
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng
  • Mắt có thể có vết loét, sưng nhãn cầu hoặc không thể di chuyển nhãn cầu
  • Mất thị lực.

Do tuyến giáp hoạt động quá mức nên bệnh Graves khiến các mô, cơ và mỡ ở hốc mắt sưng
Do tuyến giáp hoạt động quá mức nên bệnh Graves khiến các mô, cơ và mỡ ở hốc mắt sưng lên. (Ảnh: ST).

5. Đau răng

Đau răng đặc biệt là do nhiễm trùng có thể gây đau nhói và cảm giác áp lực lan sang các khu vực xung quanh khuôn mặt do các dây thần kinh bị ảnh hưởng, đặc biệt là dây thần kinh số V. Ngoài đau hốc mắt thì thị lực ở bên hốc mắt bị sưng đau có thể nghiêm trọng hơn nếu cơn đau răng tăng lên mà không được điều trị.

6. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất cứ ai khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường tại hốc mắt hoặc mắt như mất thị lực, mắt lồi, sốt, đau đầu thường xuyên, sưng mắt và sưng mặt đều cần được thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đôi khi cơn đau hốc mắt không phải là một vấn đề y tế nghiêm trọng như sự hiện diện của cơn đau này có thể cho thấy nguy cơ của một tình trạng cấp tính hơn.

Tùy theo nguyên nhân đau hốc mắt là bị gì mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp chẳng hạn như thuốc chống viêm, thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine (trong trường hợp dị ứng mắt),... Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tránh dụi mạnh tay vào mắt vì có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, người bị đau hốc mắt nên cho mắt nghỉ ngơi, hạn chế nhìn vào ánh sáng mặt trời, đắp gạc lạnh để giảm mỏi và đau nhức hoặc mát-xa nhẹ nhàng để máu lưu thông tới mắt tốt hơn.

Cập nhật: 21/09/2023 PNVN
  • 141