Một số tác phẩm âm nhạc cổ điển du dương đến nỗi làm người lái xe trôi vào những giấc mơ khi đang ngồi sau tay lái. Sự quyến rũ của nghệ thuật trở thành nguyên nhân của nhiều tai nạn rất thương tâm.
Những nhà khoa học Trường ĐH London Metropolitan University sau nhiều năm phân tích nguyên nhân của những vụ tai nạn ô tô đã rất ngạc nhiên khi một trong những nguyên nhân phổ biến chính là âm nhạc cổ điển.
Nhạc không lời chính là thể loại được những người lái xe mở nhiều nhất mỗi khi đi đường dài.
Khi lái xe, không ít người có thú vui mở những khúc nhạc mà mình ưa thích để quên thời gian trên đường trường. Những bản nhạc không lời tuyệt vời vang lên những âm điệu du dương, mê đắm trong khi đang lái làm người ta mất tập trung vào những luật giao thông và làm phản xạ không nhanh nhạy nữa. Các chuyên gia cảnh báo: “Việc lựa chọn loại hình âm nhạc khi vừa lái xe vừa nghe có ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Đây là điều mọi người cần hết sức chú ý”.
Trong quá trình thử nghiệm các nhà khoa học để người lái xe thưởng thức những tác phẩm âm nhạc khác nhau trong chuyến hành trình dài 500 dặm. Tất cả những hành vi của người lái được theo dõi thông qua các hệ thống thiết bị và cảm biến khác nhau.
Kết quả tổng kết đợt thí nghiệm là những bản nhạc không lời tỏ ra nguy hiểm nhất đối với người lái ô tô khi chúng là những tác phẩm thường được mở nhiều nhất. Theo thống kê, đó là “Bản giao hưởng số 5” của nhạc sĩ thiên tài người Đức W. Beethoven, “Toccata y fuga” rê thứ cua nhạc sĩ J.S Bach và Dòng sông Danube xanh của J. Strauss, cả hai đều là người Áo.