Nhặt được "chiếc thuyền nhỏ" trên đồng, 33 năm sau cô gái mới biết đó là "tuyệt tác cổ vật vô giá"

  •  
  • 2.420

Truyền kỳ về cô gái 17 tuổi nhặt được một "chiếc thuyền nhỏ" khi đang làm đồng, 33 năm sau mới biết đó là "báu vật quốc gia" và kiệt tác vô giá.

Từ xa xưa, Trung Quốc đã không thiếu những thợ thủ công lành nghề. Họ có thể xây Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Công trình nhỏ có thể tính đến điêu khắc các loài chim, động vật và các nhân vật trong miếng đá hay kim loại có kích thước lớn bằng lòng bàn tay.

Như trong "Hạch Châu Ký" đã ghi chép lại rằng, Vương Thục Viễn - một nghệ nhân thời nhà Minh, đã có thể "dĩ thốn chi mục, vi cung thất, khí mãnh, nhân vật, dĩ chí điểu thú, mục thạch, võng bất nhân thế tượng hình, các cụ tình thái" (dùng một khúc gỗ, cục đá có đường kính nhỏ tính bằng thốn mà làm muôn vàn các hình thái khác nhau từ nhà cửa, khí cụ, con người đến chim muông…).

Tuy nhiên trải qua sự bào mòn của thời gian, những tác phẩm nghệ thuật bị chôn sâu dưới lòng đất. Nhờ những cơ hội tình cờ mà được người ta phát hiện ra. Dưới đây là một câu chuyện về chiếc bình mài mực hình chiếc thuyền của lò Long Tuyền thời Nam Tống.

Hà Chiêu Đệ nhặt được chiếc thuyền nhỏ

Vào một ngày năm 1954, tại thôn Nghiêm Nhi,Chiết Giang, Trung Quốc, cô gái Hà Chiêu Đệ 17 tuổi như thường lệ đi làm đồng sau bữa sáng. Khi đang đào xới đất, cô vô tình đào được một mảnh sứ từ dưới đất lên. Đồ sứ này có hình dáng giống như một chiếc thuyền nhỏ, trong khoang có khắc hai người tí hon một nam một nữ đang ngồi dưới đất nói chuyện. Đồ sứ trông rất sinh động rạng rỡ như thật, mười phần tinh xảo đẹp đẽ, vì vậy Hà Chiêu Đệ đã mang nó về nhà.

Cô gái Hà Chiêu Đệ ,17 tuổi như thường lệ đi làm đồng sau bữa sáng.
Cô gái Hà Chiêu Đệ ,17 tuổi như thường lệ đi làm đồng sau bữa sáng.

Sau khi trở về nhà, Hà Chiêu Đệ đã cho bố mẹ và những trưởng bối trong gia đình xem "bảo bối" của cô. Ông của cô là người học rộng hiểu nhiều và nói rằng thứ này có thể là đồ sứ được sử dụng trong các gia đình lớn thời cổ đại, chắc chắn là cổ vật. Mẹ của Hà Chiêu Đệ hào hứng nói: "Vậy thì nên cất giữ cẩn thận, sau này không chừng lại trở thành báu vật gia truyền". Sau khi nghe những lời của người nhà, Hà Chiêu Đệ nhẹ nhàng cọ rửa "chiếc thuyền nhỏ" sạch sẽ, sau đó gói nó lại cẩn thận.

Nhặt được chiếc thuyền nhỏ, không nghĩ nó có giá trị lớn đến vậy

Cổ vật vô giá "Nghiễn tích hình con thuyền lò Long Tuyền Nam Tống".
Cổ vật vô giá "Nghiễn tích hình con thuyền lò Long Tuyền Nam Tống".

Vốn dĩ chỉ có người trong nhà họ Hà biết được chuyện này, nhưng do một người anh họ của mẹ Hà Chiêu Đệ sơ ý để lộ tin ra ngoài, khiến mọi người đều biết được tin tức. Hơn một năm sau khi nhặt được "chiếc thuyền nhỏ", mẹ của Hà Chiêu Đệ lên thành phố tham dự đám cưới của một người họ hàng. Trong đám cưới, bà nhìn thấy rất nhiều đồ sứ đẹp đẽ tinh xảo nhưng toàn là những sản phẩm hiện đại. Mẹ của Hà Chiêu Đệ hỏi người khác: "Những đồ này rất đắt ư?" Người bạn trả lời: "Những đồ vật này là đồ hiện đại, dùng để trang trí thôi, không đáng tiền. Đồ sứ cổ đại mới đáng tiền".

Mẹ của Hà Chiêu Đệ phấn khích nói rằng bà cũng có một đồ sứ trong nhà, màu xanh lục và mô tả hình dáng của chiếc thuyền. Người bạn không nghĩ nhiều, cũng không hỏi nhiều nhưng nhân viên của Bảo tàng Long Tuyền cũng có mặt trong lễ cưới ngồi gần đó nghe được thì động lòng. Sau đám cưới, nhân viên bảo tảng đấy đã dò la rất nhiều và tìm thấy nhà của Hà Chiêu Đệ, và hy vọng có thể nhìn thấy "bảo bối" của gia đình cô. Ban đầu, gia đình của Hà Chiêu Đệ không sẵn lòng đưa ra, nhưng người nhân viên này tuyên bố: "Bất kỳ di tích cổ vật văn hóa nào được khai quật trên đất Trung Quốc đều thuộc về Nhà nước và các cá nhân không được phép che giấu hoặc biển thủ chúng".

Chẳng còn cách nào khác, gia đình họ Hà đành lấy món đồ sứ ra. Các chuyên gia nhận định món đồ này chắc là đồ sứ lò Long Tuyền thời nhà Tống, nhưng về kiểu dáng thì nên gọi là "sản phẩm đáy lò" và không rõ thuộc dòng sứ nào. Tuy xuất thân khiêm tốn nhưng vì hình dáng vô cùng độc đáo nên ngay khi ra mắt nó đã được các chuyên gia gốm sứ trong nước hết lời khen ngợi. Và món đồ sứ này chắc là "nghiễn tích" (cái mài mực) trong thư phòng cổ đại.

Bức ảnh chụp Hà Chiêu Đệ hiện tại tại nơi tìm được cổ vật.
Bức ảnh chụp Hà Chiêu Đệ hiện tại tại nơi tìm được cổ vật.

"Nghiễn tích" hay còn gọi là "Thủy tích", "Thư tích" là một công cụ truyền thống được dùng trong thư phòng cổ xưa , dùng để đựng đá mài mực và để mài mực. Vào thời kỳ đầu, nó chủ yếu được làm từ đồng, nhưng sau đó dần được thay thế bằng đồ sứ khi có đồ sứ xuất hiện sau đó.

Chiếc "nghiễn tích" này rất tinh tế về hình dáng và trang nhã về chủ đề, vì vậy nó có thể được coi là một kiệt tác. Vì thế bảo tàng đã đặt tên cho nó là "Nghiễn tích hình con thuyền lò Long Tuyền Nam Tống". Gia đình họ Hà nghe nói đây thực sự là văn vật cấp quốc gia nên đã chủ động tình nguyện hiến tặng. Để ghi nhận những đóng góp của gia đình họ Hà, bảo tàng đã trao tặng cho Hà Chiêu Đệ số tiền là 68 Nhân dân tệ (khoảng 300 nghìn đồng).

Vào năm 2005, Hà Chiêu Đệ, tuổi đã hơn 50, nghe nói ở Bảo tàng tỉnh Chiết Giang có trưng bày một món đồ sứ, hình dáng rất giống với món đồ mà bà đã nhặt được nên đã đến xem thử. Hóa ra đó thực sự là món đồ bà đã nhặt được năm nào, món đồ sứ này đã được công nhận là "Di tích văn hóa cấp quốc gia", tính theo giá thị trường ít nhất cũng phải hàng chục triệu Nhân dân tệ (tương đương hàng trăm tỷ đồng). Tuy nhiên cổ vật đã không thuộc sở hữu của mình, trong lòng ít nhiều có sự luyến tiếc. Nhưng nếu thế giới có thể ngắm món cổ vật vô giá trong bảo tàng và hiểu câu chuyện của nó, Hà Chiêu Đệ có lẽ cũng không còn tiếc nuối nhiều nữa.

Cập nhật: 01/04/2021 Theo Dân Việt
  • 2.420