Những bí ẩn lâu đời luôn thu hút sự chú ý của nhiều người hiếu kì, và càng được quan tâm hơn nữa khi lời giải dần được hé mở.
>> Sáng tỏ những hình vẽ bí ẩn ở Trung Quốc
>> Giải mã những tiếng ầm ì bí ẩn từ lòng đất
Vụ tai nạn xảy ra vào năm 1937 đã kết thúc kỉ nguyên của khinh khí cầu. Chiếc khinh khí cầu huyền thoại mang tên Tổng thống Đức dưới chế độ Hitler là Hindenburg bốc cháy trước khi hạ cánh tại Lakehurst, New Jersey (Mỹ). 35 người đã thiệt mạng trong tổng số 97 người lên tàu. Được biết, trước khi bị cháy, chiếc Hindenburg định hạ cánh để tránh cơn giông nhưng thảm kịch đã xảy ra.
Đến năm 2013, nguyên nhân chính thức của vụ tai nạn mới được công bố chính thức. Các nhà khoa học Mỹ mới đưa ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến tai nạn của chiếc khinh khí cầu huyền thoại này, đó là sự tĩnh điện. Các chuyên gia đã cho rằng con tàu đã bay vào một đám mây tích điện dẫn đến cháy, nổ.
Khoảng năm 524 trước công nguyên, đội quân 50.000 người của vua Cambyses được lệnh tiến về Thebes nhưng đã biến mất không vết tích. Nhiều lời đồn đại tung ra cho rằng đội quân này đã bị vùi trong bão cát sa mạc. Nguyên nhân thật sự bị chôn vùi hàng thế kỉ.
Tuy nhiên sự thật được sáng tỏ khi nhà Ai Cập học Olaf Kaper trình bày phát biểu của mình. Ông cho biết ngay từ thế kỉ 19 người ta đã bắt đầu tìm kiếm đạo quân này, khó có thể tin được một đạo quân đông đúc lại biến mất không dấu vết. Olaf Kaper cho rằng đội quân Ba Tư này trên đường hành quân đã bị phiến quân nổi loạn do Petubastis III cầm đầu. Tiếp đến Petubastis chinh phục Ai Cập và trở thành Pharaoh. Darius I, vị vua của Ba Tư đã chấm dứt triều đại của Petubastis và để cứu vãn danh tiếng cho vua Cambyses, ông đã tung tin đạo quân 50.000 người năm đó bị mất tích trong sa mạc.
Nền văn minh Nazca là vấn đề tranh cãi của giới khoa học trong nhiều năm trời. Sự biến mất của họ trong những năm 500 sau công nguyên, những bức vẽ cực lớn để lại trên các cao nguyên đá… luôn là một thách thức đầy bí ẩn.
Ngày nay các nhà khoa học chứng minh được nền văn minh Nazca tự diệt vong. Hứng chịu hậu quả từ hiện tượng El Nino và nạn phá rừng khiến lương thực thiếu hụt trầm trọng.
Palmyra là một trong những thành phố cổ nổi tiếng với số dân lên đến 100.000 người. Điều đáng nói là tại sao Palmyra có thể tồn tại ở nơi sa mạc với khí hậu khắc nghiệt như thế?
Qua quá trình nghiên cứu, kết quả cho thấy thực chất khu vực này không phải là sa mạc mà vốn là một thảo nguyên khô cằn với những thảm cỏ ngầm giữ nước mưa ở dưới lòng đất. Nước mưa từ đó lại chảy về các con lạch và sông ngòi mà người Ả-rập gọi là “wadi” (ốc đảo). Cư dân thành phố Palmyra cổ đại cùng nhiều ngôi làng gần đó đã dự trữ nước mưa trong đập nước và bể chứa phục vụ quá trình chăn nuôi, trồng trọt, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm ổn định và ngăn chặn thảm họa có thể xảy ra trong thời gian hạn hán.